Hội LHPN Việt Nam chia sẻ sáng kiến thực hiện Đề án 938

Chia sẻ

Ngày 10/12, Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2021, dự kiến hoạt động giai đoạn 2022 – 2027.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đề án 938 là một đề án nhân văn, ý nghĩa. Trong giai đoạn 2017- 2021, đề án đã được Hội LHPN Việt Nam triển khai trên phạm vi toàn quốc với những mục tiêu rất cụ thể ở 3 nội dung can thiệp chính: An toàn thực phẩm; giáo dục cha mẹ nuôi dạy chăm sóc bảo vệ con và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cùng với 2 nội dung tuyên truyền xuyên suốt gồm: tuyên truyền phổ biến pháp luật và tuyên truyền, giao dục phẩm chất đạo đức.

Đồng chíĐồng chí Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Hội thảo chia sẻ kết quả đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2021, dự kiến hoạt động giai đoạn 2022 – 2027 có ý nghĩa quan trọng giúp cho Trung ương Hội LHPN Việt Nam chuẩn bị tốt hơn về nội dung Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 của Đề án dự kiến sẽ diễn ra vào Quý 2 năm 2022. Hội thảo sẽ tập trung thảo luận về những tồn tại, nhược điểm trong cách thức tổ chức thực hiện, cơ chế phối hợp, nguồn lực… cần phải khắc phục của giai đoạn I; sáng kiến thực hiện Đề án 938 tại các địa phương, bộ/ngành cần nhân rộng; những nội dung cần ưu tiên trong giai đoạn II; và cơ chế phối hợp của các bộ ngành thành viên thực hiện Đề án. Trong đó có những vấn đề quan trọng như nguồn lực vì với nguồn lực 100 tỷ phê duyệt cho 63 tỉnh thành trong giai đoạn I để giải quyết các vấn đề xã hội…

Đồng chíĐồng chí Trương Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Gia đình xã hội Hội LHPN Việt Nam thông tin về đề án 938 và tóm tắt một số kết quả của đề án trong giai đoạn 2017- 2021

Tại Hội thảo đồng chí Trương Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Gia đình xã hội Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đề án được các địa phương quan tâm thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành đã xây dựng kế hoạch triển khai đề án với tổng nguồn ngân sách được cấp trên 100 tỷ đồng (TW: 25,2 tỷ đồng, tỉnh/thành: hơn 75,255 tỷ đồng). Một số tỉnh mặc dù chưa được quan tâm về kinh phí riêng cho đề án nhưng vẫn tổ chức được các hoạt động lồng ghép với các hoạt động thường xuyên của địa phương.  Kết quả thực hiện hiện Đề án giai đoạn 1 vượt 2/6 chỉ tiêu. Cụ thể: Chỉ tiêu 20 triệu hội viên phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức vượt 111% và chỉ tiêu mỗi xã phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên vượt 121%. 4 chỉ tiêu đạt bao gồm 80% cán bộ chuyên trách được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; 55.000 phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật được tuyên truyền vận động, có chuyển biến tích cực về hành vi; 5 triệu phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực; không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời. 

Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất cơ chế phối hợp của các bộ ngành thành viên thực hiện đề án đó là tích cực thúc đẩy các bộ ngành phổ biến kế hoạch triển khai hàng năm giữa Hội với các bộ ngành, buộc các bộ ngành phải vào cuộc. Cần có sơ kết, tổng kết định kỳ như giám sát nội bộ lẫn nhau giữa các bộ ngành, các bộ ngành sẽ đóng góp được nhiều hơn. Giai đoạn II nên tập trung vào mục tiêu, tránh hoạt động chồng chéo, các đơn vị cùng phối hợp làm với nhau có chiến lược chung, phối hợp tổng thể. Các chỉ tiêu của đề án 2 giai đoạn trùng khít nhau, chỉ thay đổi về số lượng nên cần có thể chỉ tiêu giám sát chất lượng thì sẽ hiệu quả, thuyết phục hơn. … Đồng thời có hệ thống thông tin về các vấn đề của phụ nữ, trẻ em với sự thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu khoa học, đầy đủ với những đầu mối cụ thể. 

Các đại biểu đề xuất giai đoạn II của dự án tiếp tục các nội dung can thiệt của giai đoạn I, đồng thời bổ sung nội dung an toàn cho phụ nữ trẻ em – hỗ trợ phụ nữ trẻ em được an toàn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần thích ứng với biến đổi khí khậu, thiên tai, dịch bệnh ( đại dịch Covid – 19), Chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Tăng cường phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên cơ sở giới với sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành, làm sao để phụ nữ nào cần sẽ được hỗ trợ ngay, kịp thời, để quá trình lên tiếng, bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị xâm hại có sự phản hồi, trả lời hiệu quả, cụ thể, làm sao để khi khó khăn thì người phụ nữ sẽ nghĩ ngay đến Hội Phụ nữ.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảoCác đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo

thảo luận đưa ra những nội dung cần ưu tiên; đề xuất cơ chế, giải pháp triển khai đề án giai đoạn 2022 – 2027Các đại biểu thảo luận đưa ra những nội dung cần ưu tiên; đề xuất cơ chế, giải pháp triển khai đề án giai đoạn 2022 – 2027

Tăng cường phổ biến pháp luật để người dân, cả nam giới và phụ nữ đều hiểu và biết. Tiếp tục tập huấn các lớp giải quyết các vụ việc cho cán bộ thực hiện tại cơ sở. Nâng cao quyền năng cho phụ nữ và tăng cường phòng chống bạo lực trên cơ sở giới thông qua việc lan tỏa mô hình “Ngôi nhà bình yên”, “Tổ tư vấn pháp lý, tâm lý”; thực hiện thí điểm việc thu thập thông tin về việc phụ nữ, trẻ em bị bạo hành ở các tổng đài hotline… Cần xây dựng các sản phẩm truyền thông đa dạng, chất lượng, hiệu quả, phối hợp với các cơ quan báo chí lớn, quảng bá được nội dung đề án ở diện rộng, tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau. Tôn vinh người mẹ, người phụ nữ ở các kênh tiếng, hình, viết, ứng dụng luật pháp, ứng dụng công nghệ 4.0 bảo vệ phụ nữ, trẻ em… Đặc biệt, tuyên truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội về việc mua bán phụ nữ, trẻ em qua đó nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ trong việc bảo vệ con cái cũng như trang bị kiến thức cho phụ nữ tự bảo vệ mình trước những thủ đoạn tinh vi của tội phạm mua bán người.

Các đại biểu tham gia hội thảoCác đại biểu tham gia hội thảo

Bài và Ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.