Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Quang cảnh hội nghịQuang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, các bước giới thiệu, ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hà Nội cần dân chủ, đúng luật, đúng thời gian quy định để đạt kết quả tốt. Các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của T.Ư và TP, dựa trên tinh thần đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, không để xảy ra sai sót dù nhỏ nhất cũng như để đảm bảo tính thực tiễn cao; đảm bảo sự bình đẳng của tất cả các ứng cử viên, để công tác bầu cử thành công và thắng lợi.

Các đại biểu được thông báo việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV và kết quả hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất, thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người giới thiệu ứng cử. Theo đó, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của TP Hà Nội được phân bổ là 29 đại biểu và sẽ có 59 người dự kiến được giới thiệu tham gia ứng cử. 

Trong 29 đại biểu được phân bổ có 14 đại biểu do T.Ư giới thiệu, 15 đại biểu do thành phố giới thiệu. Dự kiến số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội của TP Hà Nội là 10 đơn vị. Về cơ cấu số lượng, thành phần người giới thiệu ứng cử sẽ đảm bảo thành phần hợp lý, đại diện các tầng lớp Nhân dân Thủ đô; đại diện lãnh đạo chủ chốt của thành phố, đại biểu chuyên trách.... Đồng thời, đảm bảo sự hợp lý trong phân bổ theo cơ cấu kết hợp do thành phố giới thiệu như: Số lượng người là phụ nữ, đại biểu tôn giáo, người ngoài Đảng, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu tái cử và đại biểu tự ứng cử.

Hướng dẫn quy trình, thủ tục giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, việc giới thiệu người ứng cử được thực hiện theo ba bước. Bước đầu tiên là tiến hành họp ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để dự kiến người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Bước thứ hai là tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. Bước thứ ba là tiến hành hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội…

Căn cứ vào kết quả của hội nghị ban lãnh đạo mở rộng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người được lựa chọn, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội làm hồ sơ ứng cử theo quy định. Chậm nhất 17 giờ ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

PV

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.