Huyện Ba Vì cần sớm giải quyết vướng mắc các công trình để đưa vào sử dụng

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng nay, 28/10, đoàn công tác do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tại huyện Ba Vì về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn I (từ năm 2021-2025).

Huyện Ba Vì là vùng bán sơn địa, chia thành 03 vùng: Vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven song. Trong đó khu vực miền núi có 7 xã. Dân số có 76.925 người, trong đó có 29.480 người là đồng bào dân tộc thiểu số.

Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND TP Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, trong 2 năm 2021 và 2022, thành phố đã bố trí cho huyện 384,5 tỷ đồng cho 29 dự án thuộc 04 lĩnh vực: trường học, y tế, giao thông, thủy lợi.

Tính đến ngày 6/10/2022, tổng số vốn đã được giải ngân là 326.838 triệu đồng. Hiện nay đã có 5 dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng đạt hiệu quả tốt, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Huyện Ba Vì cần sớm giải quyết vướng mắc các công trình để đưa vào sử dụng - ảnh 1
Đoàn giám sát tại trường Mầm non Ba Trại B, huyện Ba Vì về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn I từ năm 2021-2025

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là một trong nhiệm vụ trọng tâm luôn được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của huyện ủy, HĐND, sự phối hợp tích cực của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã miền núi, sự chủ động tập trung lãnh đạo đã làm tốt công tác dân tộc 9 tháng đầu năm 2022 nói chung và thực hiện Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND TP Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030 nói riêng.

Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng núi, đặc biệt đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Công tác giáo dục y tế được đầu tư toàn diện theo hướng chuẩn quốc gia, các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tổn và phát huy, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Huyện Ba Vì cần sớm giải quyết vướng mắc các công trình để đưa vào sử dụng - ảnh 2
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Anh Tuấn đánh giá cao sự vào cuộc sát sao của huyện Ba Vì 

Tuy nhiên, huyện Ba Vì phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế, chưa khai thác được hết lợi thế và tiềm năng của vùng. Chương trình giảm nghèo chưa bền vững, thu nhập bình quân đầu người và đời sống còn thấp, tỷ lệ hộ nguy cơ tái nghèo cao.

Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá cả nguyên vật liệt tăng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn huyện; việc cập nhật, phê duyệt tổng hợp đề xuất thành phố bố trí vốn còn chậm nhất là đối với các danh mục chương trình, dự án thuộc vốn sự nghiệp của phố tại kế hoạch.

Liên quan đến việc giám sát cộng đồng trong thời gian qua của 7 xã miền núi, các xã đều đảm bảo được quan tâm đến chế độ, chính sách; việc tổ chức thực hiện công tác giám sát ở cơ sở đạt hiệu quả, thành lập thanh tra nhân dân tại mỗi xã, các công trình đều thành lập ban giám sát cộng đồng. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, khó khăn như việc hỗ trợ kinh phí vẫn còn thấp, ảnh hưởng một phần đến quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện các công trình đang thi công trên địa bàn.

Huyện Ba Vì cần sớm giải quyết vướng mắc các công trình để đưa vào sử dụng - ảnh 3
Đoàn giám sát tới thăm lớp học của trường Mầm non Ba Trại B, huyện Ba Vì

Qua giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Anh Tuấn đánh giá cao sự vào cuộc sát sao của huyện Ba Vì, đặc biệt đối với 7 xã miền núi. Vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa Kế hoạch 253 rất sát sao, về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TP Hà Nội giai đoạn I từ năm 2021-2025 trên địa bàn huyện nên đã đạt được một số kết quả cao.

Liên quan 7 nội dung trong Kế hoạch đã được triển khai thực hiện tốt, như vấn đề bảo tồn phát huy, bảo tồn văn hóa dân tộc, vấn đề hoạt động, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh xã hội cho huyện được chú trọng. Ba Vì là một địa phương mà các cấp, các ngành của thành phố quan tâm. Mặt trận tổ quốc thành phố thường xuyên quan tâm, trao tặng các nhà Đại đoàn kết.

Đồng chí đề nghị huyện tiếp tục ra soát các chỉ tiêu để đảm bảo tiến độ, thời gian, chất lượng của Kế hoạch theo đúng quy định của thành phố, những vấn đề liên quan đến nhà văn hóa, trường chuẩn quốc gia cần được quan tâm; tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt chỉ thị, gắn với chương trình 08 của Thành ủy, quan tâm triển khai toàn diện các chương trình, mục tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch, phát huy thế mạnh của địa phương, bảo tồn các giá trị vốn có của huyện; sớm giải quyết vướng mắc các công trình để đưa vào sử dụng.

Đồng thời khai thác hiệu quả các công trình dự án đã hình thành; triển khai thực hiện, giải ngân nhanh vốn đầu tư công; triển khai, lựa chọn sớm các dự án mới, đảm bảo tính hiệu quả; cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt vai trò giám sát cộng đồng của mặt trận.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.