Huyện Thạch Thất: 21 xã, thị trấn thực hiện “vùng xanh” an toàn, được bán hàng mang về

Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, UBND huyện Thạch Thất triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20 của Chủ tịch UBND thành phố. Huyện phân 3 vùng: Vùng nguy cơ cao là “vùng cam”, vùng nguy cơ là “vùng vàng” và vùng an toàn là “vùng xanh”.

Công an huyện Thạch Thất làm nhiệm vụ kiểm tra giấy đi đường tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19Công an huyện Thạch Thất làm nhiệm vụ kiểm tra giấy đi đường tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19

Đối với vùng nguy cơ cao là “vùng cam” của huyện Thạch Thất gồm xã Phùng Xá, áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp mức cao hơn để từng bước duy trì sản xuất an toàn.

Đối với vùng nguy cơ là “vùng vàng” gồm Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, toàn bộ địa giới hành chính xã Hữu Bằng và một phần địa giới xã Bình Phú (thôn Phú Ổ), áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn.

Còn vùng an toàn là “vùng xanh” bao gồm 21 xã thị trấn: Bình Phú, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, thị trấn Thạch Xá, Chàng Sơn, Cần Kiệm, Dị Nậu, Hương Ngải, Liên Quan, Phú Kim, Lại Thượng, Đại Đồng, Cẩm Yên, Kim Quan, Đồng Trúc, Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân; áp dụng theo Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly khu dân cư có dịch.

Nguyên tắc thực hiện thống nhất các biện pháp phòng chống dịch theo các vùng, kiểm soát chặt chẽ người dân và các hoạt động xã hội; hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng. Phân vùng để phòng, chống dịch không phải phân vùng để quản lý hành chính.

Tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoạt động trở lại bao gồm nhà máy, cơ sở sản xuất, các công trình giao thông, xây dựng, các hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu; các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về (có vách ngăn giữa người bán và người mua; người bán phải đeo kính chắn giọt bắn”... yêu cầu khai báo y tế và sử dụng mã QR code.

Các siêu thị, cửa hàng kinh doanh, chợ phiên, chợ dân sinh trên địa bàn tổ chức sắp xếp chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân; sắp xếp bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, điều chỉnh giảm số lượng khách hàng cùng thời điểm.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.
Người lao động quan tâm đến lương mới khi cải cách tiền lương

Người lao động quan tâm đến lương mới khi cải cách tiền lương

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, với sự tham gia của hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Nam Từ Liêm.