Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng:

Huyện Thạch Thất cần phát huy thế mạnh về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 15/9, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh các dự án đầu tư công, phát huy thế mạnh của huyện về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ thương mại, các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao...

Báo cáo tại cuộc làm việc, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Trần Đình Cảnh cho biết, huyện có hơn 18.700ha đất tự nhiên, dân số gần 230.000 người, gồm 22 xã và 1 thị trấn. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội với các tuyến đường giao thông quan trọng, có Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội… Huyện có 50 làng có nghề, 9 làng nghề truyền thống, 6 cụm công nghiệp làng nghề và hơn 17.000 hộ sản xuất. Đảng bộ huyện có 40 tổ chức cơ sở Đảng, 364 chi bộ, với gần 9.000 đảng viên.

Năm 2021 và 8 tháng năm 2022, huyện Thạch Thất triển khai nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19, song các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ và đạt kết quả khá toàn diện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2021 đạt hơn 27.000 tỷ đồng, 8 tháng năm 2022 đạt gần 20.000 tỷ đồng, bằng 63,3% kế hoạch năm và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt hơn 1.425 tỷ đồng (bằng 139% dự toán thành phố giao, tăng hơn 68% so với năm 2020); 8 tháng năm 2022 đạt 615,3 tỷ đồng, bằng 63% dự toán thành phố giao, tăng 9% so với cùng kỳ… Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, trật tự xây dựng được huyện chú trọng và có nhiều chuyển biến. Riêng trong 8 tháng năm 2022, huyện đã phát hiện và xử lý dứt điểm, kịp thời 41/43 trường hợp vi phạm về quản lý đất đai và trật tự xây dựng.

Huyện Thạch Thất cần phát huy thế mạnh về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ  - ảnh 1
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo, kết luận buổi làm việc

Báo cáo cũng nêu 5 hạn chế tồn tại, đồng thời có 6 nhóm kiến nghị. Đáng chú ý, huyện kiến nghị thành phố sớm thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng huyện; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Liên Quan và khu vực phụ cận; cho phép huyện triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, phát triển cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và mở rộng, phát triển khu nhà ở, điểm dân cư nông thôn…

Huyện Thạch Thất cũng kiến nghị thành phố chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong các quyết định giao đất giãn dân giai đoạn 2002-2007; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21A (Xuân Mai - Sơn Tây); quan tâm đầu tư hạ tầng, cảnh quan và công trình phụ trợ Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, huyện cần bám sát Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để định hình phát triển huyện trong giai đoạn tới; đồng thời, tập trung giải quyết những tồn tại trong công tác quản lý đất đai, nhất là đất giãn dân; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; quan tâm củng cố hệ thống chính trị, trong đó cần có một nghị quyết chuyên đề về phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã…

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất năm 2021 và 8 tháng năm 2022; đoàn kết hơn, quyết tâm hơn trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; duy trì phát triển kinh tế - xã hội ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19, giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo đảm an sinh - xã hội.

Tuy nhiên, lưu ý huyện còn không ít hạn chế tồn tại như giải ngân vốn đầu tư công, quản lý đất đai, cải cách hành chính, công tác tổ chức cán bộ..., Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo Ban Thường vụ Huyện ủy phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục bằng được trong thời gian tới; học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để giải quyết những vấn đề đặt ra.

“Kết quả khắc phục những hạn chế tồn tại này chính là “thước đo” năng lực cán bộ huyện. Tôi đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy phải có quyết tâm, giải pháp cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, gắn với trách nhiệm người đứng đầu để thực hiện. Trong đó, hạn chế đầu tiên phải tập trung khắc phục là giải ngân vốn đầu tư công. Bởi có nguồn lực đầu tư mà không chi được là có lỗi với dân; giải ngân được sẽ tạo ra sản phẩm, ra công trình, dự án thì người dân mới sớm được thụ hưởng. Đây còn là động lực, là nguồn thu cả trước mắt và lâu dài cho huyện”- đồng chí Đinh Tiến Dũng lưu ý.

Theo Bí thư Thành ủy, cập nhật Nghị quyết số số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khi điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, huyện Thạch Thất gần như sẽ trở thành trung tâm của thành phố phía Tây với “lõi” là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội... Đây là lợi thế phát triển rất quan trọng mà huyện phải nắm bắt.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo các cơ quan, thành phố, các sở, ban, ngành quan tâm, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho huyện Thạch Thất đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, giao thông...

Về phía huyện, Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách lề lối làm việc, nói đi đôi với làm; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; trong lãnh đạo, chỉ đạo cần thể hiện rõ tính quyết liệt, rõ ràng, bản lĩnh, không né tránh trước việc khó, không sợ trách nhiệm khi đề xuất giải quyết vấn đề mới; phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ kết quả và rõ trách nhiệm...

Đồng chí Đinh Tiến Dũng chỉ đạo huyện tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng, ban, đơn vị của huyện, xã, thị trấn tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, sắp xếp cán bộ phải phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt; sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, không để xảy ra cục bộ, địa phương, mất đoàn kết nội bộ.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh các dự án đầu tư công, phát huy thế mạnh của huyện về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ thương mại, các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao...

Cơ bản nhất trí với các kiến nghị của huyện, đồng chí Đinh Tiến Dũng khẳng định quan điểm của thành phố là tạo điều kiện hết mức có thể để giúp huyện Thạch Thất phát triển mạnh trong thời gian tới.

Mặc dù các nhiệm vụ thời gian tới đặt ra nặng nề, tiến độ đòi hỏi khẩn trương, nhưng Bí thư Thành ủy tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đồng sức, đồng lòng thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đã đề ra, góp phần cùng thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Trần Đình Cảnh khẳng định, tập thể cán bộ chủ chốt của huyện sẽ đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 và những năm tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp

Nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp

(PNTĐ) - Chiều 12/5, thảo luận tại tổ, các đại biểu đoàn Hà Nội nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Về Dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu đồng tình việc nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp.