Kết nối việc làm cho công nhân và người lao động qua mạng xã hội

Chia sẻ

Ngày 19/2, tại Hà Nội, tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam, Tuva Communication và Giz chính thức công bố nền tảng kết nối việc làm dành cho công nhân và người lao động (congnhanviet.com). Nền tảng ra đời nhằm thúc đẩy cơ hội kết nối việc làm, tăng thu nhập và sinh kế cho người lao động trong bối cảnh hậu Covid-19.

94% người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trong quá trình đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu thông, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, đợt dịch bùng phát lần thứ tư ước tính có khoảng gần một triệu lao động dệt may bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc, nghỉ việc luân phiên, giảm giờ làm, nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, thu nhập giảm sút. Dịch bệnh ảnh hưởng tới hơn 94% người lao động tham gia khảo sát.

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra gánh nặng mang đặc tính giới cho nữ công nhân.Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra gánh nặng mang đặc tính giới cho nữ công nhân.

Trong đó, hơn 60% ngừng việc, 27% làm việc ba tại chỗ và 6% làm việc luân phiên. Có tới 81% người lao động cho biết tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ đều bị giảm hơn một nửa. Trước sự tác động của Covid-19 đến thu nhập, đã có gần 50% người lao động phải tiết kiệm triệt để các khoản chi tiêu trong gia đình; gần 26% người lao động phải sử dụng đến tiền tiết kiệm; 20,1% người lao động phải vay mượn người thân/ngân hàng. Đáng chú ý, 1,4% người lao động phải vay tín dụng đen với lãi suất cao để trang trải cuộc sống.

Hiện tại, dù tình trạng việc làm tại các nhà máy và công ty đã dần tăng trở lại nhưng phần lớn người lao động vẫn chịu các ảnh hưởng lâu dài vì phải nghỉ việc hoặc giảm thu nhập trong nhiều tháng. Lượng lớn công nhân và người lao động đã đi làm lại nhưng năng suất và thu nhập không thể quay lại mức trước khi dịch bùng phát. Như vậy, nhu cầu ổn định và tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng được kết nối với công việc, gia tăng thu nhập chính là giải pháp góp sức cho nền kinh tế Việt Nam lấy lại sức bật của mình.

Chia sẻ về kết quả nghiên cứu “Công nhân may trong đại dịch: Nhu cầu và trải nghiệm tìm việc làm thay thế” do TUVA Communication thực hiện, với sự hỗ trợ của CARE Quốc tế tại Việt Nam, bà Nguyễn Xuân Hường, nghiên cứu viên của Tuva Communication cho biết: Thông qua việc phân tích dữ liệu trong các nhóm tuyển dụng/tìm việc làm của công nhân trên facebook và phỏng vấn sâu với công nhân ngành may, báo cáo đã mô tả các khuôn thức trong hành vi tìm việc làm trên mạng của công nhân.

“Nhu cầu tìm kiếm việc làm thay thế của nhóm công nhân trong đó có công nhân ngành may mặc nói riêng tăng lên đáng kể trong đại dịch. Dù hầu hết các công nhân được phỏng vấn trong nghiên cứu của chúng tôi đều mong muốn tiếp tục duy trì công việc tại công ty, nhưng họ cũng bắt đầu tìm kiếm thêm nhiều cách khác để cải thiện nguồn thu nhập của mình. Đa số các công nhân ngành may tìm kiếm thêm các công việc làm tại nhà như nhận may gia công, làm đồ thủ công, bán hàng online hoặc các công việc phù hợp với những kỹ năng có sẵn của họ” – bà Nguyễn Xuân Hường cho biết.bà Trần Thị Thu Trang. Đại diện dự án Thúc đẩy Phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC) của tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phát biểu tại buổi ra mắtbà Trần Thị Thu Trang. Đại diện dự án Thúc đẩy Phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC) của tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phát biểu tại buổi ra mắt nền tảng congnhanviet.com

Theo bà Hường, 8/10 người được phỏng vấn cho biết, họ không biết công việc đang làm hiện tại sẽ thay đổi như thế nào. Để tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhiều công nhân lúng túng, gặp khó khăn hoặc bị mất tiền, bị lừa đảo khi tìm kiếm việc làm qua mạng. 

Chị Lang Thị Thảo, một công nhân may tại TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, thời gian giãn cách xã hội do dịch khiến cho chị bị ảnh hưởng thu nhập nghiêm trọng. Ba tháng liền không đi làm, vợ chồng chị không có lương, trong khi phải chi trả rất nhiều khoản trong cuộc sống. Có lần, chị còn bị lừa 500 nghìn đồng vì chuyển khoản cọc trước cho một địa chỉ đăng bài tuyển việc làm trên mạng xã hội.

Cơ hội mới trong tìm kiếm việc làm qua mạng xã hội

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra gánh nặng mang đặc tính giới cho nữ công nhân. Việc thiếu thốn thời gian làm việc, chăm sóc bản thân và áp lực chăm sóc con cái đã trở thành những rào cản lớn đối với việc chuyển đổi hay thăng tiến trong công việc của họ. Đặc biệt, đối với những trường hợp làm mẹ đơn thân thì việc chăm sóc con cái càng là gánh nặng, là những lo toan mà họ phải đối diện.

“Chúng tôi tin rằng hỗ trợ lao động trong các ngành nói chung, và đặc biệt là ngành may mặc với số lượng lao động nữ chiếm phần lớn nói riêng, là hỗ trợ một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, nhưng cũng là những người tiên phong trong công cuộc phục hồi kinh tế” – bà Kim Dung nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm cho công nhân và người lao độngCác đại biểu tham dự toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm cho công nhân và người lao động

Sự ra đời của nền tảng congnhanviet.com sẽ thúc đẩy cơ hội kết nối việc làm dành cho công nhân và người lao động. Đây là một website hỗ trợ thông tin, đặc biệt là thông tin việc làm, dành cho người lao động nói chung và công nhân nói riêng. Nền tảng này cũng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) và mạng xã hội, giúp cá nhân hóa và hỗ trợ chuyên biệt trong việc tìm kiếm việc làm. Từ đó, thông qua nền tảng congnhanviet.com, công nhân và người lao động trên cả nước có thể dễ dàng tìm kiếm được những công việc chính thức cũng như công việc làm thêm tại nhà, công việc có tính chất thời vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.

Tại buổi ra mắt nền tảng congnhanviet.com, bà Trần Thị Thu Trang. Đại diện dự án Thúc đẩy Phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC) của tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cho biết: Việc ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối toàn xã hội rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. 

"Nền tảng Công nhân Việt là cổng thông tin để người lao động nói chung và ngành may nói riêng trao đổi, kết nối thông tin và tìm kiếm các cơ hội việc làm thay thế. Công nhân Việt giúp các doanh nghiệp cần tìm lao động và người tìm việc kết nối với nhau dễ dàng hơn. Từ Công nhân Việt, người dùng cũng có thể truy cập tới các kênh truyền thông mạng xã hội có liên quan để tham gia vào các diễn đàn, trao đổi, tiếp cận thông tin, dịch vụ và hỗ trợ về các vấn đề lao động, xã hội và việc làm" - bà Thu Trang nhấn mạnh.

Theo bà Thu Trang, Việt Nam là một trong các quốc gia có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu. Các hoạt động của dự án FABRIC do Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) triển khai cũng tập trung vào người lao động, hỗ trợ họ đạt được điều kiện sống và làm việc tốt hơn, thân thiện với môi trường hơn, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi của người lao động do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. "Thời gian tới sẽ có thêm nhiều lao động không chỉ trong ngành dệt may mà từ nhiều các ngành khác sẽ sử dụng nền tảng congnhanviet, tiếp cận thông tin và dịch vụ hữu ích từ nền tảng, được trang bị các kiến thức cần thiết, góp phần đảm bảo giúp họ có được việc làm thỏa đáng (decent work)” – bà Thu Trang nhận xét.

Ông Đinh Trần Tuấn Linh, Founder, Giám đốc Công ty cổ phần TUVA Communication cũng khẳng định: “Giải pháp công nghệ sẽ góp phần giúp đỡ cho cuộc sống của người lao động được cải thiện và tiện lợi hơn. Cùng với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, chúng tôi hy vọng sẽ đem tới cho công nhân một nền tảng hữu ích và phù hợp với họ”.

Bên cạnh việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm, các công nhân và người lao động còn được hỗ trợ tài chính cho người lao động bị mất việc, tổ chức các hoạt động đào tạo, tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người lao động về các nội dung thiết thực như quyền của người lao động, an sinh xã hội, công bằng giới cũng như các kỹ năng về quản lý tài chính, phát triển kinh doanh cá nhân theo mô hình nhỏ…. 

Chị Lang Thị Thảo, một công nhân may tại TP. Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: “Từ khi có trang web congnhanviet.com, tôi thấy rất hữu ích, giúp mình dễ dàng tìm việc hơn. Thông tin trên trang được kiểm tra trước nên những công việc có độ tin tưởng cao. Tìm kiếm việc ở khu vực mình đang sống cũng rất tiện. Các công ty tuyển dụng cũng có ghi rất rõ ràng về giờ làm việc lương thưởng và các chế độ đãi ngộ cho công nhân. Chúng tôi không còn sợ bị lừa đảo giống mấy trang tìm việc trên mạng hay qua môi giới tìm việc làm nào đó”.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.