Khai thác và phát triển mạnh hơn nữa ‘kinh tế đêm’ của Hà Nội

Chia sẻ

Việc phát triển kinh tế ban đêm có thể coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch COVID-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu cho quận Hoàn Kiếm và các khu vực có đủ điều kiện, thúc đẩy tăng trưởng du lịch của Hà Nội thời gian tới.

Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêmHà Nội là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêm

Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêm

Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, mở đường cho kinh tế ban đêm phát triển. Mục tiêu của Đề án là khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Theo nội dung Đề án đã được duyệt, Chính phủ cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn, nơi có đông lượng khách du lịch, như: Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên-Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc. Trên cơ sở thí điểm sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác quản lý hoạt động kinh tế ban đêm ở những nơi đã lựa chọn để xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh tế ban đêm và sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác...

Trả lời ý kiến của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2 HĐND TP. Hà Nội khóa XVII, UBND TP. Hà Nội cho biết, Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêm. Ngành du lịch Thủ đô đã khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hà Nội là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống các đơn vị biểu diễn phục vụ du khách các loại hình biểu diễn văn nghệ nghệ thuật truyền thống hấp dẫn; các nhà hàng, quán ăn giới thiệu ẩm thực của Hà Nội và quốc tế, nhiều trung tâm mua sắm lớn; Với trên 1.100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 60 doanh nghiệp lữ hành nội địa; Tinh đến tháng 12/2020 Hà Nội có xấp xỉ 3.600 khách sạn và cơ sở lưu trú với trên 65 nghìn buồng, phòng; hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và các loại hình phương tiện phong phú; Hà Nội có trên 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có những điểm đến du lịch đặc sắc và hấp dẫn.

Thực tế, kinh tế ban đêm tại Hà Nội đang diễn ra khá sôi động với nhiều hoạt động như phố ẩm thực, phố đi bộ, chợ đêm, hệ thống cửa hàng tiện lợi... Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nhiều cơ sở dịch vụ kinh doanh về đêm, có hình thức dịch vụ, kinh doanh, có điều kiện về an toàn trật tự đã được quy định về nội dung cũng như thời gian hoạt động theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc phát triển kinh tế ban đêm mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế, là một phần không thể thiếu của phát triển du lịch. Vì vậy, tổ chức triển khai thí điểm kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và các khu vực có đủ điều kiện thúc đẩy tăng trưởng du lịch được coi là một trong nhữ nhiệm vụ đột phá, cần tập trung triển khai trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Hà Nội.

TP. Hà Nội cũng xác định, việc phát triển kinh tế ban đêm có thể coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch COVID-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương cũng như đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Nhiều quận, huyện xác định phát triển kinh tế đêm

Cùng với những định hướng của Thành phố, các quận, huyện trên địa bàn cũng đã chủ động trong việc phát triển kinh tế đêm, nhiều địa phương dần trở thành những khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế đêm trong tương lai.

Như tại quận Hoàn Kiếm, đây là địa bàn đã có những thành tựu về phát triển kinh tế đêm. Từ năm 2016, quận đã tổ chức không gian phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm và phố cổ; một số quán bar nhà hàng trong khu Phố cổ kinh doanh thí điểm tới 2h sáng vào các ngày cuối tuần.

Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang trình Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đây là một trong những quận đi đầu của Thành phố để cụ thể hóa định hướng về phát triển kinh tế đêm và xác định những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.

Quận Tây Hồ cũng có kế hoạch phát triển kinh tế đêm với: Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố tại phố Trịnh Công Sơn. Kể từ khi quận Tây Hồ triển khai Đề án “Không gian biểu diễn, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ” nhận được sự quan tâm của người dân, khách du lịch và trở thành không gian đi bộ mới sau khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.

Quận Hai Bà Trưng hiện đã đã có chủ trương để xây dựng Đề án hình thành tuyến phố đi bộ khu vực cổng Công viên Thống Nhất và Hồ Thiền Quang.

Đối với quận Long Biên, tuy là quận "trẻ" nhưng phát triển nhanh, có nhiều bứt phá, lợi thế phát triển về hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối với các tỉnh, Thành phố Lạng Sơn, Hải Phòng. Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh, quy hoạch tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn chỉnh và ngày càng gia tăng giá trị mới hiện đại, tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới bên sông với nhiều khu đô thị lớn và hiện đại, trung tâm thương mại. Thời gian gần đây, khu phố ẩm thực Ngọc Lâm thu hút khách hàng có nhu cầu về ẩm thực tới trải nghiệm và trở thành lựa chọn mới cho người dân Hà Nội về ăn uống.

Riêng tại huyện Đông Anh, những năm gần đây, Đông Anh là huyện có tốc độ độ thị hóa nhanh, phát triển kinh tế bền vững, toàn diện. Đây là mảnh đất của văn hiến, lịch sử, với những di tích lịch sử quốc gia (Cổ Loa, đền Sái, khu sinh thái Cọ Xanh, vườn Xoài, làng nghề chạm khắc gỗ Liên Hà, nghệ thuật ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục....).

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Đông Anh sẽ trở thành đô thị trung tâm, một quận của Thủ đô - một Thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025, Đông Anh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hiện đại, trung tâm văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng 6 không gian du lịch, trong đó Đông Anh là một trong những vùng du lịch trọng điểm.

(Theo chinhphu.vn)

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.