Không lấy phiếu tín nhiệm với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tại Kỳ họp thứu 5, Quốc hội khóa XV, với 470/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 95,14%) tổng số ĐBQH, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo Nghị quyết này được trước khi các ĐBQH biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, có nhiều ý kiến liên quan đến đối tượng lấy phiếu tín nhiệm (Điều 2 dự thảo Nghị quyết).

Cụ thể, có ý kiến đề nghị không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ cấp xã để bảo đảm thống nhất với phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định số 96-QĐ/TW. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ được thực hiện tại HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.  

Không lấy phiếu tín nhiệm với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế - ảnh 1
ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi)

Đặc biệt, về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 06 tháng trở lên, qua thảo luận, có ý kiến tán thành với dự thảo Nghị quyết và đề nghị bổ sung trường hợp nghỉ điều hành công tác từ 06 tháng trở lên vì lý do khác (không phải là vì lý do sức khỏe). Ngược lại, một số ý kiến đề nghị cần bám sát Quy định số 96-QĐ/TW về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lạm dụng.

“UBTVQH thấy rằng, lấy phiếu tín nhiệm là một kênh giám sát quan trọng của Quốc hội và HĐND; kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Quy định số 96-QĐ/TW đã xác định cụ thể các trường hợp không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm” – ông Tùng nói. 

Vì vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉnh lý quy định tại khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Về cơ chế xin từ chức, UBTVQH cho rằng, dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 

“Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết không quy định quá chi tiết tất cả các trường hợp về xử lý hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.

Về ý kiến đề nghị quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau; UBTVQH cho rằng, dự thảo Nghị quyết quy định việc xem xét miễn nhiệm đối với người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” có thể được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất là để bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện các quy trình về công tác nhân sự. 

Quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của HĐND ở địa phương, khi kỳ họp của HĐND thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố

Hà Nội tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố

(PNTĐ) - Những năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; xung đột tại một số nước kéo dài và diễn biến phúc tạp, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm; song, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng bền vững. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố tăng bình quân 5,67 %/năm, thu nhập bình quân đầu người cán mốc trên 150 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng hiện đại; tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư phát triển. Lượng khách du lịch đạt trên 10 triệu lượt người/năm.
Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho đồng bào chịu ảnh hưởng bão lũ huyện Chương Mỹ

Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho đồng bào chịu ảnh hưởng bão lũ huyện Chương Mỹ

(PNTĐ) - Ngày 29/9, tại UBND xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, đoàn thiện nguyện do Báo Phụ nữ Thủ đô đồng hành cùng công ty TNHH Vàng Son Một Thuở cùng một số nhà tài trợ, các bác sỹ tổ chức đợt khám và cấp thuốc chữa bệnh miễn phí cho bà con nhân dân trên địa bàn xã, vừa chịu ảnh hưởng của bão số 3.
Phụ nữ Long Biên rộn ràng lời ca chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Long Biên rộn ràng lời ca chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Với chiều dài lịch sử, tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tình yêu với Hà Nội, phụ nữ Long Biên đã cùng với nhân dân Thủ đô đoàn kết, sáng tạo, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng thành phố văn hiến, văn minh hiện đại, đóng góp xây dựng Thủ đô xứng đáng với những danh hiệu “Thủ đô anh hùng” “Thành phố vì hòa bình” “Thành phố sáng tạo”.
Hà Nội đề xuất nhiều giải pháp ứng phó thiên tai lớn trong thời gian tới

Hà Nội đề xuất nhiều giải pháp ứng phó thiên tai lớn trong thời gian tới

(PNTĐ) - Để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đề nghị cho phép nghiên cứu, xây dựng và sớm triển khai đầu tư hệ thống công trình đê điều, thủy lợi và các hồ chứa lớn trên địa bàn thành phố.