Kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng khá

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt khá cao so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 2 tháng đầu năm nay là 108.761 tỷ đồng, đạt 30,8% dự toán. Chi ngân sách địa phương thực hiện 2 tháng đầu năm là 10.879 tỷ đồng, đạt 10,4% dự toán, bằng 114,2% so với cùng kỳ.

Kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng khá - ảnh 1
Kinh tế - xã hội của Thủ đô quý I tiếp tục phục hồi với nhiều kết quả đáng ghi nhận. 
Ảnh minh họa (nguồn: Int)

Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Văn Quân, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 2/2023 đạt 1.247 triệu USD, tăng 17,2% so với tháng 2/2022 (cùng kỳ tăng 53%). Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.301 triệu USD, giảm 4,8% (cùng kỳ tăng 30,9%). Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 2 đạt 3.097 triệu USD, tăng 13,2% so với tháng 2/2022 (cùng kỳ tăng 37,8%). Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đạt 5.751 triệu USD, tăng 0,1% (cùng kỳ tăng 23%).

Thương mại - Dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 đạt 59,490 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với tháng 2/2022 (cùng kỳ tăng 11,1%). Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 122,452 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% (cùng kỳ tăng 9,9%). Đáng chú ý, ngành du lịch phục hồi mạnh. Trong tháng 2/2023, Thủ đô Hà Nội đón 340 nghìn lượt khách, tăng hơn 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế (có lưu trú) đạt 210 nghìn lượt khách, tăng 14,7 lần, khách du lịch nội địa đạt 130 nghìn lượt khách, tăng 39%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng nhẹ 0,49% so với tháng 1 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2022. 

Sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng khá, tuy nhiên, lũy kế 2 tháng giảm so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2/2023 tăng 9,4% so với tháng 1/2023 và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2022. Một số ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,2%; sản xuất đồ uống tăng 36,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 35,4%; sản xuất trang phục tăng 12,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 32,3%... Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, IIP giảm 0,9% (cùng kỳ tăng 4,6%).

Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Trong tháng 2 có 2.045 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 23.482 tỷ đồng (tăng 48% về số lượng doanh nghiệp và giảm 17% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước). Lũy kế 2 tháng đầu năm, có 3.691 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 38.218 tỷ đồng (tăng 2% về số lượng doanh nghiệp và giảm 39% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước). Tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn Thành phố hiện có 353.704 doanh nghiệp.

Trong tháng 2, Thành phố thu hút 14,37 triệu USD vốn FDI. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, thu hút 36,7 triệu USD, trong đó: 39 dự án mới với tổng vốn đầu tư 10,9 triệu USD; 12 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm 16,5 triệu USD và 41 lượt góp vốn với số vốn góp 9,3 triệu USD.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Lê Văn Quân cho biết, từ nay tới cuối năm, Thành phố sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và 10 Chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 góp phần hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025). Hoàn thành Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan Trung ương tổ chức tổng kết thực hiện Luật Thủ đô và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế; giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Đẩy mạnh công tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị, nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, các hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp. Triển khai thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý Nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực đảm bảo đồng bộ.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.