Thảo luận Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi):

Làm sao để quy định đánh giá lại năng lực hành nghề không gây phiền hà cho nhân viên y tế

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đang được đưa ra để Quốc hội khóa XV xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai. Tuy nhiên, trong phiên thảo luận ngày 6/1/2023, vẫn còn nhiều nội dung của Dự thảo luật chưa đạt được sự thống nhất.

Theo đại biểu Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH Bà Rịa-Vũng Tàu, đề cập đến phương án tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước tại Điều 108 dự thảo. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không vượt quá giá tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động hợp tác theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 6 và khoản 7 Điều 110.

Làm sao để quy định đánh giá lại năng lực hành nghề không gây phiền hà cho nhân viên y tế - ảnh 1
Các đại biểu tại phiên họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV

Theo đại biểu, quy định này sẽ tạo cơ chế mở cho đơn vị tự chủ tồn tại và phát triển.

Cũng quan tâm đến nội dung giá khám chữa bệnh, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, đoàn ĐBQH Bình Phước đề nghị dự thảo cần bổ sung làm rõ các yếu tố cấu thành giá để tính đúng, tính đủ, đảm bảo công khai, minh bạch.

Đại biểu Dương Văn Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đề cập tới quy định kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề và thời hạn của giấy phép hành nghề. Đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu để quy định này không làm tăng chi phí, không gây khó khăn, trở ngại cho người xin được công nhận năng lực hành nghề, cấp phép hành nghề. Đại biểu cũng đề nghị rà soát lại các trường hợp bị thu hồi giấy phép hành nghề và đề nghị không thu phí khi cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp bị thu hồi do lỗi sai sót thuộc về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.

Cũng liên quan đến nội dung giấy phép hành nghề, đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Đoàn ĐBQH Yên Bái đề nghị xem xét quy định cấp giấy phép hành nghề có thời hạn. Lý do vì hiện nay cán bộ y tế làm việc cho các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư số 22 năm 2013 của Bộ Y tế. Mặt khác, tại Điều 22 của Dự thảo Luật cũng yêu cầu cán bộ y tế có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục, phù hợp với phạm vi ngành nghề. Vì vậy, đại biểu lo ngại quy định đánh giá lại năng lực và cấp lại chứng chỉ hành nghề sẽ làm tăng thêm các thủ tục hành chính, gây tốn kém, phiền hà, khó khăn cho cán bộ y tế các cấp, đặc biệt là đối với cán bộ y tế đang công tác tại các địa bàn vùng núi cao có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Làm sao để quy định đánh giá lại năng lực hành nghề không gây phiền hà cho nhân viên y tế - ảnh 2

Đại biểu Nguyễn Danh Tú, đoàn ĐBQH Kiên Giang đề cập đến quy định người bệnh, đại diện của người bệnh không được tiếp cận, khai thác hồ sơ bệnh án trong quá trình điều trị và chỉ được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản sau khi đã hoàn thành quá trình điều trị. Theo đại biểu, quy định này quy định như vậy là không phù hợp vì người bệnh có quyền được biết hồ sơ bệnh án của chính mình.

Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn ĐBQH Gia Lai đặt vấn đề Dự án luật rất quan trọng, tác động đến mọi người dân, liên quan nhiều luật và phải thể hiện được sự ưu việt của chế độ. Tuy nhiên, 8 nhóm vấn đề lớn được cơ quan thẩm tra gợi mở thảo luận bao gồm có vấn đề nằm ở 1 điều, có nội dung nằm ở 1 mục, thậm chí cả 1 chương. Điều đó cho thấy việc tiếp thu, hoàn thiện là khó khăn và nhiều băn khoăn, chưa thống nhất. Vì vậy, theo đại biểu này, việc Dự thảo Luật chỉ sau hơn 1 tháng (tính từ kỳ họp thứ 4) để nghiên cứu, tiếp thu trình tại kỳ họp bất thường để thông qua là không đủ với nhiều vấn đề then chốt, vấn đề khó.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.