Lãng phí đầu tư công khiến dư luận quan tâm nhưng báo cáo chưa đề cập rõ

Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ những lãng phí trong đầu tư công như giải ngân chậm, những dự án không hoàn thành đúng tiến độ cần được tính rõ, do quyết định đầu tư dự án không phù hợp, không đem lại hiệu quả, đến lãng phí trong thực hành tiết kiệm, bằng cấp, đào tạo hay thủ tục hành chính... là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội tập trung thảo luận.

(PNTĐ) – Chiều 24/7, sau khi nghe báo cáo tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãnh phí.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, báo cáo về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí ghi rất cụ thể, từ việc ban hành các định mức, tiêu chuẩn, mua sắm các thiết bị, quản lý tài sản công, trụ sở công cũng như liên quan đến sản xuất, đầu tư. Cùng với đó là kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý những trường hợp liên quan. Bên cạnh đó, có một số điểm cần làm rõ để báo cáo có giá trị trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tuy nhiên, cần nói rõ những tồn tại, vì sao lãng phí và do nguyên nhân nào để chúng ta hạn chế trong năm tới. Trong đó, lãng phí đầu tư công là vấn đề khiến dư luận quan tâm, nhưng trong báo cáo chưa đề cập rõ, cụ thể đầu tư công giải ngân chậm thì chúng ta trả vốn đó là bao nhiêu khi để trong kho bạc, vậy lãng phí là bao nhiêu; những dự án không hoàn thành đúng tiến độ thì lãng phí là bao nhiêu, kéo theo các dự án khác thế nào và lãng phí ra sao cần được Chính phủ làm rõ vì người dân rất quan tâm.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu, lãng phí trong việc quyết định đầu tư dự án không phù hợp, không đem lại hiệu quả cũng gây lãng phí, còn nhiều dự án chưa thiết thực mà chúng ta vẫn triển khai gây lãng phí. Cùng với đó là việc lãng phí tài sản công, cụ thể là trụ sở các cơ quan rời trụ sở mới, nhưng bỏ hoang trụ sở cũ gây lãng phí vô cùng lớn. Rồi lãng phí trong sử dụng bộ máy, con người, trong báo cáo có nêu, nhưng không rõ vì chúng ta chưa có vị trí việc làm khi số người làm việc thực sự tại cơ quan chỉ khoảng 50% là hữu hiệu, số còn lại có khi đến không biết làm gì vì không phải cơ quan nào cũng có báo cáo đánh giá về vị trí việc làm.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, lãng phí trong sử dụng tiêu dùng của người dân mà Chính phủ cần đưa ra để người dân tiết kiệm. Cụ thể như lãng phí trong việc cưới, việc tang, rồi lãng phí trong sử dụng tài sản của cá nhân. Vì thế, qua việc giám sát của Quốc hội thì chúng ta sẽ thực hiện tốt hơn công tác phòng chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Hơn nữa, lãng phí trong bằng cấp khi chuẩn hóa trong công việc, đào tạo là cần thiết, nhưng lãng phí ở đây là các chứng chỉ khi bổ nhiệm cán bộ mà các công chức phải học sẵn để có.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội)Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội)

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội), công tác tiết kiệm trong xây dựng thể chế chưa được đề cập trong báo cáo. Hệ thống pháp luật của chúng ta tương đối đầy đủ, cơ bản là sửa đổi bổ sung các đạo luật đang có để phù hợp với thực tiễn. Để thực hành công tác tiết kiệm trong xây dựng thể chế, việc hạn chế mâu thuẫn, chồng chéo trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật tạo lãng phí về cơ hội, thời gian thực hiện.

Cụ thể, trong công tác phòng chống Covid-19, khi luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2019, khi đại dịch xảy ra thì không đủ khung khổ pháp lý để chúng ta ứng phó mạnh mẽ hơn về vấn đề này. Việc chậm sửa đổi pháp luật cũng tạo ra những bất cập trong quản lý điều hành. Việc kéo dài có cả trách nhiệm của Quốc hội trong việc xây dựng và thông qua các dự án luật, thời gian thông qua kéo dài nhiều năm trước khi đi vào ban hành thực hiện gây lãng phí thời gian. Vì thế, cần rút ngắn thời gian xây dựng và thông qua các dự án luật để tiết kiệm và tạo cơ hội cho xã hội phát triển.

Cùng với đó là việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, xã phường mới tập trung vào việc sắp xếp mang tính cơ học theo mức khoán là 10%. Tuy nhiên, việc yêu cầu cơ cấu lại đội ngũ hành chính, đổi mới phương thức làm việc, áp dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính. Việc giảm bớt quy trình, giảm bớt thủ tục hành chính để những cán bộ, công chức còn lại làm việc hiệu quả hơn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội)Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội)

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, tham nhũng đáng lên án, đáng quan ngại, nhưng lãng phí cũng đánh lên án và đáng quan ngại vì lãng phí là mất. Công cuộc thực hành tiết kiệm chống lãng phí của chúng ta còn rất yếu so với những gì mà nhân dân mong đợi. Cả hai bản báo cáo của Chính phủ và Quốc hội chưa đầy đủ, chưa đi sâu vào bản chất sâu xa của lãng phí, chưa đầy đủ và cụ thể, việc tổ chức thực hiện phòng, chống lãng phí chưa tốt, hệ thống pháp luật trong xử lý vi phạm phòng chống lãng phí chưa xứng tầm.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, các thước đo về định lượng, các việc làm gây lãng phí chưa được chỉ rõ, ví dụ việc quy định về chứng chỉ, bằng cấp trong đào tạo nhiều khi rất vô lý, gây lãng phí cho xã hội.

“Việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí cần phải nâng tầm hơn nữa, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân, bởi chủ yếu lãng phí của công, của chung, của xã hội chứ ít khi xảy ra lãng phí của cá nhân”- đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ, đoàn đại biểu Quốc hội Hà NộiQuang cảnh buổi thảo luận tại tổ, đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội

Theo Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn thành phố Hà Nội), vấn đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở đây đang đề cập đến góc độ hẹp, khi chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề tài chính. Đại biểu cho rằng lãng phí về sức mạnh con người, trí tuệ, niềm tin là lãng phí lớn. “Với cơ chế như hiện nay, với mức lương hiện nay làm sao chúng ta có thể tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, không phát huy được sức mạnh con người. Tôi cho rằng cải cách thể chế là rất quan trọng và đột phá về thể chế là cần làm trước tiên”. Bên cạnh đó, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, lãng phí trong đầu tư công là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Trong năm qua, nhiều dự án đầu tư công không hiệu quả, kéo dài. Đây là vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm trong thời gian tới.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.
Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

(PNTĐ) - Tối 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật.