Lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng

Chia sẻ

Ngày 6/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần), đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh (TP Hà Nội) nhân kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Tham dự lễ dâng hoa, dâng hương, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Chính Phủ; Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam...

Đoàn đại biểu TP Hà Nội có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh...

Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Hà Nội dừng tổ chức Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng, diễn ra vào mùng 6 Tết Nguyên đán hằng năm.

Lễ dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ tưởng nhớ Hai Bà Trưng của Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội được thực hiện theo đúng các quy định về phòng dịch Covid-19.

Các đồng chí lãnh đạo trung ương và thành phố dâng hương tưởng nhớ hai Bà TrưngCác đồng chí lãnh đạo trung ương và thành phố dâng hương tưởng nhớ hai Bà Trưng.

Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng của Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội cùng các đại biểu đã dâng hương, tưởng nhớ, tri ân Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng của dân tộc ta trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước.

Hai Bà Trưng - những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.

Thời kỳ đó, với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và các chế độ cống nạp hà khắc của nhà Hán, nhân dân ta phải sống lầm than, khổ cực.

Năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Hán.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng để lại cho chúng ta một di sản tinh thần, bài học vô giá, đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trong đó có sức mạnh trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ.

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sỹ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại Mê Linh. Sau khi Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ công đức của hai nữ anh hùng dân tộc, nhân dân Mê Linh đã lập Đền thờ Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại.

 HẢI HÀ

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.