Lựa chọn nội dung, xác định trọng tâm để có điểm nhấn, có hoạt động mang nét riêng của Mặt trận

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 10/7, Đảng ủy cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và sinh hoạt chuyên đề quý III. Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội Doãn Trung Tuấn dự hội nghị.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ trên 33,7 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Đảng bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội có 6 Chi bộ trực thuộc với 39 đảng viên/47 cán bộ, công chức người lao động (chiếm 83%). 6 tháng đầu năm, Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn liền với triển khai công tác năm 2023 theo chủ đề công tác năm của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và chủ đề công tác năm của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo để xây dựng và phát triển Thủ đô”.

 Nổi bật, đã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong công tác GPMB thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên của MTTQ Việt nam các cấp và các tổ chức thành viên nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, được Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Tính đến 15/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ trên 33,7 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”.

Lựa chọn nội dung, xác định trọng tâm để có điểm nhấn, có hoạt động mang nét riêng của Mặt trận - ảnh 1
Nhiều cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác mặt trận

 Việc tổ chức hội nghị đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, lựa chọn các chủ đề phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 209 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp với MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân, có 14.302 người tham dự, với 1.536 ý kiến đóng góp, đã có 1.370 ý kiến được trả lời, giải đáp tại hội nghị.

 Toàn Thành phố có 4.894 tổ hòa giải với 32.856 hòa giải viên (trong đó có 10.588 hòa giải viên là cán bộ Mặt trận), 6 tháng đầu năm, các tổ hòa giải đã tham gia hòa giải 1.749 vụ việc, hòa giải thành 1.473 vụ việc (đạt 84,22%).  

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã tổ chức 1.056 cuộc giám sát thông qua nghiên cứu xem xét văn bản, thành lập 501 đoàn giám sát trực tiếp, phối hợp với HĐND, UBND tham gia giám sát 1.313 cuộc.

 Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát 2.466 cuộc. Qua giám sát, đã phát hiện và kiến nghị 296 vụ việc và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết 278 vụ việc (đạt tỷ lệ 93,9%); kiến nghị chính quyền thu hồi 190m2 đất; thu hồi 13,5 triệu đồng. Các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát 2.038 công trình, dự án, qua đó, kịp thời kiến nghị 89 vụ việc và đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết 80 vụ việc (đạt tỷ lệ 89,8%). Ngoài ra, các Ban Thanh tra nhân dân đã phối hợp với chính quyền giám sát trên các lĩnh vực: Quản lý trật tự xây dựng: 1.745 vụ, quản lý đất đai: 528 vụ, thực hiện dân chủ ở cơ sở: 950 vụ và 381 vụ việc ở các lĩnh vực khác.

Hội viên phụ nữ tích cực trong tham gia xây dựng nông thôn mới

Tham luận của đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội về công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” cho thấy: Kết quả 6 tháng đầu năm, các cấp Hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, xây dựng đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường nông thôn, an toàn trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện các tiêu chí 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ, thêm  mô hình sạch đồng ruộng, phòng ngừa tội phảm, đảm bảo an ninh an toàn ở nông thôn. Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận của phụ nữ, tích cực tham gia tuyên truyền các hộ gia đình cán bộ, hội viên phụ nữ chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là tại 6 huyện và quận Hà Đông thực hiện vành đại 4 Vùng Thủ đô.

Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân ủng hộ kinh phí, hiến 3.642m2 đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú đã được các cấp Hội triển khai như hội thi, liên hoan văn nghệ, xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, tuyên truyền trong sinh hoạt tại trên 3000 chi hội tại các xã, thị trấn, Báo phụ nữ Thủ đô, trang thông tin điện từ và Fanpage của Hội LHPN Hà Nội đăng tải nhiều tin bài tuyên truyền, nhất là mô hình, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến trong tham gia xây dựng nông thôn mới.

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tiếp tục được triển khai có hiệu quả: chủ động khai thác quản lý nguồn vốn tín chấp từ các Ngân hàng, tổ chức tín dụng là 8.235 tỷ 620 triệu đồng cho 156.182 hội viên phụ nữ vay để phát triển kinh tế (tăng 453 tỷ 620 triệu đồng so với cuối năm 2022).

Năm 2023, các cấp Hội đăng ký giúp 3.148 hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn thoát nghèo, phát triển kinh tế (trong đó 222 hộ nghèo, 1.780 hộ cận nghèo, 1.146 hộ khó khăn) với các biện pháp hướng dẫn kinh nghiệm tổ chức sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ vốn, cây, con giống, cải tạo nhà ở...; Thành hội tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và điều hành phát triển mô hình HTX/THT do nữ tham gia quản lý trong tình hình mới”; tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho Ban lãnh đạo, thành viên Hợp tác xã/Tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý với sự tham gia của hơn 100 học viên; Hỗ trợ thành lập 02 hợp tác xã do phụ nữ quản lý, điều hành. Tăng cường liên kết hướng nghiệp dạy nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho gần 1000 lao động nữ nông thôn, kết nối giới thiệu việc làm cho 6.581 lao động nữ nông thôn (chiếm 70%). Triển khai có hiệu quả đề án 939 về Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp: hỗ trợ 344 phụ nữ kinh doanh, khởi nghiệp; hướng dẫn 57 ý tưởng sáng tạo tham gia cuộc thi khởi nghiệp năm 2023, lựa chọn 7 ý tưởng tham gia thi cấp Trung ương.

Tổ chức các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản an toàn, làng nghề truyền thống. Dịp 8/3, Thành hội phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề tổ chức chương trình Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân làng nghề Hà Nội, góp phần thực hiện tốt CVĐ “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Phát huy vai trò của Hội trong tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội…

Năm nay là năm thứ ba Thành hội phát động cuộc thi “Đoạn đường/Tuyến phố bích họa/nở hoa” kiểu mẫu cấp Thành phố. Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, tổng kết 5 năm phong trào “Phòng chống rác thải nhựa”. Cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đảm nhận 1.487 đoạn đường tuyến phố do phụ nữ tự quản, trong đó 140 đoạn đường, tuyến phố nở hoa kiểu mẫu, vẽ tranh bích họa, mô hình tuyến đê nở hoa, điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp, thân thiện, sống xanh, biến rác thành tiền, xóa chân rác tồn đọng thành vườn hoa, điểm hoa, sân chơi cộng đồng thân thiện, mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật làm sạch đồng ruộng.... Các cấp Hội toàn thành phố đã hưởng ứng chương trình Tết trồng cây - Phụ nữ vun trồng tương lai, góp phần tích cực thay đổi diện mạo môi trường ở nông thôn. Hiện nay, các cấp Hội đang triển khai tích cực hai mô hình “Phân loại, xử lý rác hữu cơ tại các hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn”  và mô hình “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch”  thực hiện đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025”…

 Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, thành tích của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố có sự đóng góp rất quan trọng của Đảng ủy cơ quan, vì vậy, Đảng ủy cơ quan và từng đảng viên cần tích cực khắc phục những hạn chế thời gian qua, trong nắm tình hình nhân dân, đổi mới sáng tạo trong hoạt động thường xuyên, thực hiện chuyển đổi số…

Đồng thời, yêu cầu tập trung sức mạnh của cả Đảng bộ cơ quan để chuẩn bị tốt Đại hội Mặt trận các cấp nhiệm kỳ 2024-2029, kỷ niệm 20 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, cuộc vận động “Vì người nghèo”. Cùng với đó, phải xác định các hoạt động thường xuyên như: giám sát, phản biện, dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung hoàn thành tốt, thể hiện được chiều sâu.

Lựa chọn nội dung, xác định trọng tâm để có điểm nhấn, có hoạt động mang nét riêng của Mặt trận - ảnh 2
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương đề nghị: Đảng bộ, đảng viên phải nắm chắc các văn bản chỉ đạo, nhất là trong công tác đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Chủ động và nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan để mọi công việc trôi chảy, tuyệt đối không để có "điểm nghẽn" ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc. Cùng với đó là nắm chắc tình hình cơ sở; học tập kinh nghiệm của Trung ương, các địa phương bạn, các cơ sở để tích lũy thành kinh nghiệm cho bản thân.

 Đồng chí cũng đề nghị nghiên cứu tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cấp Thành phố, Cuộc vận động “Vì người nghèo” để tạo nét riêng, mang “thương hiệu” của Thủ đô. Đối với hoạt động giám sát, phải lựa chọn nội dung, xác định trọng tâm để có điểm nhấn, có hoạt động mang nét riêng của Mặt trận.

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

(PNTĐ) - Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi như sau:
Hướng đến xây dựng một bộ máy xã, phường gần dân, sát dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng quản trị hiện đại

Hướng đến xây dựng một bộ máy xã, phường gần dân, sát dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng quản trị hiện đại

(PNTĐ) - Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết, Hà Nội đang đi đầu cả nước về phân cấp, ủy quyền từ thành phố xuống các quận, huyện. Chủ trương của thành phố là sau khi hình thành 126 xã, phường, sẽ tiếp tục phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn nữa trên tinh thần “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.