Luân chuyển cán bộ, điều động về cơ sở

Chia sẻ

Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Mê Linh đã chú trọng rèn luyện cán bộ thông qua luân chuyển, điều động về cơ sở. Đây là công việc thường xuyên, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Trưởng thành từ cơ sở

Đồng chí Bùi Thị Ánh Dương vừa được luân chuyển, điều động giữ chức Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh. Đây là một trong những cán bộ sau 3 năm luân chuyển đã trưởng thành từ cơ sở. Từng là Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân huyện, tháng 11/2018, đồng chí Bùi Thị Ánh Dương được Ban Thường vụ Huyện ủy luân chuyển giữ chức vụ Bí thư thị trấn Quang Minh. Được điều động về làm công tác Đảng ở địa bàn có 18 chi bộ, gần 500 đảng viên, đồng chí Bùi Thị Ánh Dương cũng đã từng tâm tư, lo lắng, liệu có đảm đương được trách nhiệm mới không? Nhưng, với ý chí quyết tâm của người lãnh đạo, của người đảng viên, sự tận tâm, phấn đấu, đặc biệt là sự ủng hộ của nhân dân, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc trong hơn 3 năm luân chuyển.

Chia sẻ về những điều đã được học và làm từ cơ sở, đồng chí Bùi Thị Ánh Dương cho hay: “Từ làm công tác chuyên môn, được luân chuyển là Bí thư thị trấn Quang Minh, tôi nghĩ đó là thời gian cọ sát, rèn luyện, bồi dưỡng, đi từ lý thuyết xuống thực hành, được tiếp cận từ văn bản, chính sách pháp luật xuống thực thi tại cơ sở, để chính sách đi vào cuộc sống. Trong thời gian ở cơ sở, đúng vào dịp Đại hội Đảng bộ, bầu cử HĐND các cấp, đặc biệt các đợt dịch Covid-19, tôi đã học được rất nhiều điều từ thực tế.

Từ việc vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện quy định phòng chống dịch bệnh cho đến việc tổ chức bài bản các đại hội, phong trào để người dân hưởng ứng, đồng tình... Đó là những bài học vô giá mà cán bộ luân chuyển được trải nghiệm từ cơ sở”. Theo đồng chí Bùi Thị Ánh Dương, những cán bộ trẻ nên về với cơ sở, đây là môi trường vận dụng lý thuyết và thực hành một cách tốt nhất.


Tương tự đồng chí Bùi Thị Ánh Dương, đồng chí Phạm Anh Tuấn trước khi được điều động sang giữ chức vụ Bí thư thị trấn Quang Minh là cán bộ tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện. Từ đơn vị hành chính sự nghiệp được luân chuyển sang làm công tác Đảng, đồng chí Phạm Anh Tuấn cho biết: Công việc mới sẽ có nhiều điều mới, khó khăn, nhưng hy vọng với sự ủng hộ của nhân dân và cán bộ thị trấn sẽ giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là cơ hội để tôi thay đổi môi trường công tác, cơ hội để rèn luyện, đào tạo để trưởng thành...

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy (người ngoài cùng bên phải) và đồng chí Hoàng Anh Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện (người ngoài cùng bên trái) chúc mừng 2 đồng chí Bùi Thị Ánh Dương và Phạm Anh Tuấn được điều động, luân chuyển	Ảnh: PVĐồng chí Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy (người ngoài cùng bên phải) và đồng chí Hoàng Anh Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện (người ngoài cùng bên trái) chúc mừng 2 đồng chí Bùi Thị Ánh Dương và Phạm Anh Tuấn được điều động, luân chuyển  Ảnh: PV

Nâng cao chất lượng, năng lực của cán bộ

Từ 2016 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh đã điều động, luân chuyển 74 đồng chí, bổ nhiệm lại 43 đồng chí diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 10/18 xã, thị trấn có bí thư, chủ tịch không phải là người địa phương.

Theo đánh giá của đồng chí Lỗ Xuân Hòa, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy khi được luân chuyển về cơ sở công tác, cán bộ có điều kiện tích lũy kinh nghiệm thực tế, tạo nguồn để xây dựng đội ngũ lãnh đạo nòng cốt, giữ những vị trí quan trọng ở cấp cao hơn, trưởng thành về tác phong, rèn luyện, dày dặn hơn về bản lĩnh chính trị, nhận thức được phương pháp tổ chức thực hiện, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên với nhân dân được nâng lên.

Tuy nhiên, từ thực tế công tác luân chuyển, điều động vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như nếu một đơn vị có 3 cấp phó trong diện cần luân chuyển nội bộ, 3 người 3 chuyên môn phụ trách 3 lĩnh vực khác nhau, khi luân chuyển, điều động không thể trong nội bộ vì họ không đúng chuyên môn. Vì vậy, nên chăng thành phố cần rà soát tại các quận, huyện có bao nhiêu cán bộ cấp phó trong diện luân chuyển, điều động được sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên, trong đó ưu tiên vấn đề địa lý để việc luân chuyển tại huyện này sang huyện khác sẽ dễ thực hiện hơn.

Khó khăn nữa đối với bí thư làm công tác Đảng là chính, nếu những đồng chí nào đã từng công tác chuyên trách tham mưu cấp huyện hoặc phó bí thư thì sẽ thuận lợi hơn, những đồng chí mà từ đơn vị sự nghiệp chuyển sang công tác Đảng sẽ bỡ ngỡ hơn, họ phải nghiên cứu, tìm hiểu các nghị quyết, chính sách, tìm hiểu nhiều thứ từ các vấn đề tôn giáo, tuyên giáo, cho đến công tác tuyển quân, khiếu nại... để áp dụng thực tế tại địa phương mình. Các đồng chí được luân chuyển sẽ thay đổi môi trường công tác, thái độ tiếp cận công việc, thay đổi nhận thức tư duy, ứng xử mới tiếp cận được vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ bởi phải quản lý 200-500 đảng viên trong đảng bộ của mình.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác luân chuyển, điều động cán bộ, Đảng bộ huyện Mê Linh luôn quán triệt sâu sắc về chủ trương luân chuyển cán bộ, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và xây dựng lộ trình thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đảm bảo khách quan, công khai, hợp lý.

Chú trọng luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý làm việc ở các vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công... Đặc biệt, trong thời gian tới huyện sẽ nghiên cứu, rà soát, đánh giá, nhận xét đối với các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, những cán bộ nhiệm kỳ trên 8 năm sẽ điều động, luân chuyển, xem xét luân chuyển cán bộ trẻ có đào tạo, điều động những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, điều động những cán bộ để hỗ trợ đơn vị khác... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, năng lực của cán bộ, xây dựng Đảng bộ huyện Mê Linh ngày càng trong sạch, vững mạnh.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình chính quyền 2 cấp

(PNTĐ) - Dù mới vận hành trong thời gian ngắn, nhưng không khí làm việc tại cơ sở đã rất khác: Chủ động hơn, trực tiếp hơn. Việc tái lập HĐND phường cũng diễn ra suôn sẻ nhờ sự chỉ đạo kịp thời từ Trung ương và Thành ủy Hà Nội, tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền cơ sở tổ chức kỳ họp, phân bổ ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Chính quyền, người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình 2 cấp.
Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.