Tổng Bí thư Tô Lâm:

Luật Nhà giáo phải tạo thuận lợi cho thầy cô trong giảng dạy, không phải để thầy cô thấy khó khăn hơn

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vấn đề được Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra khi thảo luận tại tổ về Luật Nhà giáo là mối quan hệ giữa thầy và trò “nếu không có trò thì không có thầy” và đề nghị Dự thảo Luật cần phải quy định rõ, giải quyết tốt về mối quan hệ giữa thầy và trò, bảo đảm sự tương tác và hợp tác hiệu quả. Và, Luật Nhà giáo phải tạo thuận lợi cho thầy cô trong giảng dạy, không phải để thầy cô thấy khó khăn hơn.

Luật Nhà giáo phải tạo thuận lợi cho thầy cô trong giảng dạy, không phải để thầy cô thấy khó khăn hơn - ảnh 1
Các đồng chí chủ trì thảo luận tại tổ 1

Ngày 9/11, tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo. Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Tổng Bí thư Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Người thầy phải có tâm thế của nhà khoa học

Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra vấn đề vai trò chiến lược của giáo dục và đào tạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhà giáo được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược; là vấn đề đột phá quốc gia. Trong công tác giáo dục, đào tạo, người thầy là chủ thể có vai trò đặc biệt quan trọng; muốn giáo dục, đào tạo phát triển, đầu tiên phải có đội ngũ thầy cô giáo.

Luật Nhà giáo phải tạo thuận lợi cho thầy cô trong giảng dạy, không phải để thầy cô thấy khó khăn hơn - ảnh 2
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu

Vấn đề được Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra là mối quan hệ giữa thầy và trò “nếu không có trò thì không có thầy” và đề nghị Dự thảo Luật cần phải quy định rõ, giải quyết tốt về mối quan hệ giữa thầy và trò, bảo đảm sự tương tác và hợp tác hiệu quả.

Vấn đề phổ cập giáo dục các cấp cũng đòi hỏi sự cân đối giữa số lượng thầy và số lượng trò. “Có trò là phải có thầy, Dự thảo Luật phải quy định rõ. Việc ứng dụng dữ liệu dân cư có thể cho biết số lượng học sinh đi học; có trò rồi, các địa phương, cơ quan chức năng phải chủ động trong việc bố trí giáo viên, không thể để thiếu giáo viên, thiếu trường học. Các quy định của Luật cần giải quyết mối quan hệ này, từ đó có thể giải quyết được vấn đề đang tồn tại hiện nay trong ngành GD&ĐT” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Luật Nhà giáo phải tạo thuận lợi cho thầy cô trong giảng dạy, không phải để thầy cô thấy khó khăn hơn - ảnh 3
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thảo luận

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, nhà giáo phải là những nhà khoa học, có trình độ chuyên môn sâu rộng, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó, có sự kết nối giữa nhà giáo, nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp và Nhà nước. Khoa học là không dừng lại, tri thức cũng không dừng lại, đòi hỏi người thầy phải có tâm thế của nhà khoa học, chuyên môn rất sâu.

Huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, giảng dạy

Đối với hội nhập quốc tế và yêu cầu về ngoại ngữ, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, Dự thảo Luật phải đề cập đến chính sách đối với vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là yêu cầu về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của đội ngũ nhà giáo. Bên cạnh đó, người nước ngoài giảng dạy có được quy định là nhà giáo không, có chấp hành theo những quy định của Luật Nhà giáo Việt Nam không. Đây là những vấn đề cần có những chính sách rất cụ thể.

Luật Nhà giáo phải tạo thuận lợi cho thầy cô trong giảng dạy, không phải để thầy cô thấy khó khăn hơn - ảnh 4
Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ

Đề cập đến vấn đề học tập suốt đời và sự phát triển nghề nghiệp của nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, Dự thảo Luật cần tạo điều kiện cho nhà giáo được học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời, không bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc các quy định về thời gian công tác, nhằm huy động được nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, giảng dạy.

Đối với nhà giáo công tác tại các khu vực đặc thù như trại giam, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, cần có những chính sách đặc thù, ưu đãi để thu hút, động việc đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.

Ở miền núi rất khó khăn, để đến trường, các học sinh phải đi 20-30km, làm sao đi hằng ngày được? Trường nội trú cũng không có, như vậy trò cũng không có trường, không có nơi ăn ở, sinh hoạt thì thầy lại càng không.

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô trong công tác giảng dạy, không phải ban hành Luật để thầy cô thấy khó khăn hơn trong môi trường giáo dục. 

 

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.