Năm 2020: Xử lý hơn 66 nghìn vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái

Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 21/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, năm 2020, QLTT đã triệt phá nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm, nhưng vẫn chưa triệt để, vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác.

Quang cảnh hội nghịQuang cảnh hội nghị (Ảnh: TTXVN)

Năm 2020, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý trên 66.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 352,15 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chưa bán (ước tính) trên 136 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm (ước tính) trên: 392 tỷ đồng. Trong đó, đã chuyển cơ quan điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự đối 157 vụ; đã xử lý 26 vụ; đang xem xét 81; 50 vụ được chuyển trả để xử lý vi phạm hành chính.

Mặc dù đạt được những kết quả rất tích cực, tuy nhiên, theo ông Trần Hữu Linh, tình hình buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; gian lận thương mại vẫn chưa xử lý dứt điểm, nhất là vào những tháng cuối năm, trong khi các đối tượng vi phạm lại có những cách thức rất tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng.

Đối với việc buôn lậu, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng nước ngoài; câu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện công nghệ, kỹ thuật cao để đối phó với cơ quan QLTT

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểuTổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu tại hội nghị. 

Theo ông Linh, các hành vi gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng, với các thủ đoạn tinh vi, nhằm trốn lậu thuế, lừa dối người tiêu dùng, như quay vòng hóa đơn chứng từ, mua bán hóa đơn để hợp thức hóa hàng nhập lậu; gian lận trong việc kê khai về giá trên hóa đơn bán hàng, không xuất hóa đơn để giảm thuế giá trị gia tăng phải nộp; khai sai tên hàng, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu, gian lận trong cân, đong, đo, đếm hàng hóa, sử dụng phương tiện đo lường không qua kiểm định...

Ông Linh cũng nhận định, hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thiếu tướng Đàm Thanh Thế đánh giá cao lực lượng QLTT trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không có hóa đơn. Năm 2020 là năm rất đặc thù khi lực lượng QLTT vừa tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nhưng vừa phải tập trung ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Lực lượng QLTT đã làm tốt nhiệm vụ của mình, phối hợp với các đơn vị chức năng khác để kiểm soát hàng hoá nội địa, triệt phá được nhiều vụ việc vi phạm nội cộm. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểuThứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, từ đầu năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh kéo dài đã xuất hiện nhiều nơi sản xuất khẩu trang kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người người sử dụng.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh bán hàng trên mạng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và quyền lợi người tiêu dùng.

Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng QLTT bám sát tình hình diễn biến trên thị trường, thường xuyên giám sát, kiểm tra, xử lý kịp thời và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn, góp phần trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên cả nước.

Công tác QLTT có nhiều đột phá sau khi tổ chức lại lực lượng QLTT theo hệ thống ngành dọc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thị trường, phát hiện triệt phá nhiều vụ vi phạm lớn.

Dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tình hình dịch bệnh, thiên tai trong năm 2021 sẽ còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An yêu cầu lực lượng quản lý thị trường phát triển theo hướng “Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại” đúng với Chiến lược phát triển lực lượng quản lý thị trường giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030.

Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường phải tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp với các lực lượng chức năng trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tập huấn, đào tạo, hỗ trợ kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, thông qua thực tiễn kiểm tra, xử lý vi phạm, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, Thứ trưởng yêu cầu lực lượng quản lý thị trường đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế; tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

Cuối cùng, lực lượng quản lý thị trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết mà vẫn có hành vi vi phạm.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

(PNTĐ) - Chiều 2/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội đã xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

(PNTĐ) - Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371; Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng các điều kiện cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

(PNTĐ) - 70 năm trôi qua, những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Trong đó, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng là một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất thời kỳ đổi mới.