Năm 2022: Hà Nội có thêm 15 xã Nông thôn mới nâng cao, 15 xã kiểu mẫu

Chia sẻ

Sáng 13/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến – Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình quý I/2022 và nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.

Tham dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, trong quý I-2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành thành phố; Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, giải pháp linh hoạt, thích ứng an toàn với dịch Covid-19, tập trung tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy.

Ngoài ra, trong năm 2021, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã đánh giá, phân hạng được thêm 595 sản phẩm; hiện TP có 1.649 sản phẩm OCOP. Các HTX nông nghiệp và trang trại, làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất đã và đang ngày càng phát huy vai trò phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng NTM tại các địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát  biểu  tại  hội  nghịPhó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Đến nay, có 3 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm) không còn hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn toàn TP giảm còn 0,29%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn TP đạt 91,5%; 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ; 75,15% hộ gia đình có sử dụng ít nhất 1 điện thoại thông minh; 98% các thôn phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng. Hạ tầng nông thôn, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được nâng cao; công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid - 19 được triển khai đồng bộ, kịp thời và đem lại hiệu quả thiết thực.

Đáng chú ý, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong quý I/2022 của Hà Nội là hơn 30.820 tỷ đồng. Vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước hơn 1.204 tỷ đồng (chiếm 3,91%). Trong đó, người dân đóng góp 309,534 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp HTX 554,391 tỷ đồng và vốn khác 340,802 tỷ đồng. Đến quý I/2022, có 9 quận thuộc TP đã hỗ trợ các huyện xây dựng NTM với tổng kinh phí 386,3 tỷ đồng…

Tại hội, đại diện các sở, ngành, quận, huyện đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 04.

Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến đề nghị thành phố quan tâm phát triển làng hoa đào Nhật Tân thành thương hiệu du lịch của Tây Hồ. Cùng với dự án cải tạo khu công viên nước hồ Tây, xây dựng đường Trịnh Công Sơn thành những địa điểm vui chơi, giải trí tiêu biểu của Thủ đô, việc phát triển làng đào Nhật Tân sẽ góp phần giúp quận Tây Hồ gìn giữ và phát triển làng hoa truyền thống của Thủ đô Hà Nội.

Trong khi đó, đại diện Huyện ủy Mỹ Đức đề nghị thành phố quan tâm đầu tư phát triển công nghệ cao; quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sạch cho người dân…, qua đó hoàn thành xây dựng nông thôn mới và 3 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2022.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, là quận trung tâm của Thủ đô, Hoàn Kiếm lại có các phố nghề chuyên doanh. Thời gian qua, quận đã phối hợp hỗ trợ các huyện của thành phố quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa quận với các huyện. Sau khi Chính phủ quyết định mở cửa đón khách quốc tế và thành phố Hà Nội đã bước sang giai đoạn bình thường mới, lượng khách du lịch tới quận Hoàn Kiếm tăng trở lại. Trung bình mỗi ngày, quận đón khoảng 2.000 khách quốc tế.

Chính vì vậy, quận Hoàn Kiếm mong phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các huyện để phát triển các phố nghề truyền thống và quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Để triển khai Chương trình số 04, năm 2021, quận đã hỗ trợ 32 tỷ đồng cho các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ và năm 2022 dự kiến hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng hỗ trợ xây hai trường học tại hai huyện này. Quận cũng đã đăng ký 27 sản phẩm OCOP và phát triển mô hình cung cấp trái cây sạch gắn với các nhà vườn.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, vào cuộc của các đơn vị trong thực hiện Chương trình 04-CTr/TU. Tuy vậy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất tập trung còn chưa rõ nét; việc quảng bá các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao vẫn chưa đạt yêu cầu; việc xây dựng chuỗi sản xuất, quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Từ đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế, gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, UBND TP chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các quận, huyện tiến hành rà soát toàn bộ các đơn vị đăng ký mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung để đôn đốc triển khai. Phấn đấu có nhiều hơn các điểm sản xuất tập trung, công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha canh tác để từ đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị UBND TP giao Sở NN&PTNT phối hợp, xây dựng Bộ tiêu chí NTM các cấp TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở Tài chính rà soát các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, các chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, các đơn vị cần rà soát lại các làng nghề, phát triển cụm công nghiệp làng nghề để phát triển sản xuất.

Trưởng Ban Chỉ đạo cũng đặc biệt lưu ý các huyện đã đăng ký, bám sát chỉ tiêu có thêm 25 xã NTM nâng cao, 15 xã kiểu mẫu để tập trung thực hiện, hoàn thành mục tiêu này trong năm 2022. Các quận tiếp tục hỗ trợ các huyện trong công tác xây dựng NTM và tăng cường kết nối với các huyện vì mục tiêu xây dựng TP ngày càng phát triển hơn nữa.

HÀ LINH

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.