Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

 Đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục, y tế còn hạn chế

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Thành phố Hà Nội) kể lại câu chuyện ở Phú Thọ, sau khi bệnh viện tự chủ, bệnh nhân không chỉ trả tiền dịch vụ khám chữa bệnh mà còn trả cả tiền lãi ngân hàng. Đại biểu cho rằng đây là một điều vô lý và cho biết, đầu tư công trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành quả tích cực. Tuy nhiên khâu đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao thì dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức - ảnh 1
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)

Điển hình như đầu tư cho giáo dục để phát triển trí lực và đầu tư cho y tế để phát triển sinh lực thì dường như còn rất mờ nhạt trong số liệu về đầu tư công. Theo đại biểu, số liệu báo cáo về đầu tư phát triển ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực để minh chứng cho nhận định này:

Năm 2024, trong tổng vốn 120 nghìn tỷ đồng thì Bộ Y tế được phân bổ khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân bổ 1,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,2%. Năm 2025, tổng ngân sách là 148 nghìn tỷ đồng, Bộ Y tế được 5,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,7%; Bộ Giáo dục và Đào tạo được 2,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,9%.

Ngoài ra, trong phương án phân bổ dự phòng ngân sách giai đoạn 2021-2025 và tăng nguồn thu của năm 2022, tổng số vốn khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì cả 2 lĩnh vực giáo dục và y tế không thấy có tên ở trong các chương trình đầu tư.

“Với mức phân bổ vốn thấp như thế thì đương nhiên các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, các trường học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không có nguồn vốn để được đầu tư cho phát triển. Chúng ta nói rất nhiều việc thúc đẩy các trường đại học, bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ. Nhưng chúng ta chỉ thúc ép các cơ sở thực hiện tự chủ mà không có sự đầu tư về cơ sở vật chất. Hậu quả nếu cứ thực hiện việc này thì như thế nào?” - đại biểu Hoàng Văn Cường đặt câu hỏi.

Để minh chứng, đại biểu Hoàng Văn Cường kể lại, vừa qua, ông có đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ - 2 bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ.

“Khi đến cổng bệnh viện thì tôi ngạc nhiên và không nghĩ đó là bệnh viện, mà tưởng là một khách sạn. Khi bước vào bên trong thì thấy cơ sở vật chất, khu khám bệnh, khu điều trị, khu vui chơi… như một khách sạn hạng sang. Bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn. Người bệnh được hưởng một cơ sở vật chất, điều kiện khám, chữa bệnh như thế thực sự tôi nhận thấy bệnh nhân vô cùng may mắn so với ngay ở Hà Nội” - đại biểu nói.

Tuy nhiên, theo đại biểu, trăn trở của lãnh đạo bệnh viện không phải vấn đề kỹ thuật, mà khó khăn nhất là làm thế nào để trả được lãi suất vốn vay 11% để đầu tư xây dựng cơ sở. Nếu chỉ tính khấu hao, tính đầu tư và chi thường xuyên thì bệnh viện không lo gì trong giá thành và dịch vụ y tế. Nhưng hiện bệnh viện phải cộng thêm trả vốn vay, trả lãi ngân hàng thì thực sự chi phí dịch vụ đội lên rất cao, bệnh nhân không chịu được.

“Đây cũng là một điều vô lý, người bệnh đi khám, chữa bệnh không chỉ trả phí dịch vụ mà còn trả cả lãi vay của ngân hàng” - đại biểu nói thêm, đây là lý do tại sao các bệnh viện lớn ở Trung ương không dám nhận tự chủ. Vì nếu nhận tự chủ thì trong chi phí dịch vụ lại cộng thêm khoản chi không đúng trong cấu thành chi phí y tế.

Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các trường đại học tự chủ. Nếu trường phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng, trả lãi suất ngân hàng thì chắc chắn chi phí đào tạo sẽ rất cao.

Vì vậy, đại biểu đề nghị tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước cho 2 lĩnh vực này, ít nhất là phải đủ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, sau đó giao cho các trường thực hiện tự chủ, tự tính khấu hao để tái đầu tư và tự lo thường xuyên. Có như vậy thì các đơn vị này tự chủ được và người bệnh, người học không phải chịu chi phí dịch vụ cao.

Nhiều khoản chi thường xuyên chưa được phân bổ

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) đánh giá, các chỉ số thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm có tăng trưởng khá tốt, đạt được nhiều ấn tượng. Tình hình thu ngân sách năm nào cũng tăng so với kế hoạch, dự toán, đảm bảo cho thu ngân sách bền vững làm vững mạnh nền kinh tế.

Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức - ảnh 2
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương)

Tuy nhiên, dẫn báo cáo kiểm toán, đại biểu cho hay, hiện nay, ngân sách mới có hơn 13,3 ngàn tỷ/43,281 ngàn tỷ chi thường xuyên được bố trí; số còn lại hơn 29,981 ngàn tỷ chưa được phân bổ. Đây là cái làm kìm hãm các công cụ kích thích của nền kinh tế.

“Nhiều khi chúng ta kêu gọi tiết kiệm chi thường xuyên là tốt nhưng chi thường xuyên có 7-8 mục, nếu tiết kiệm quá có một số hoạt động kinh tế - xã hội bị kìm hãm. Không phải cái gì tiết kiệm cũng là tốt”đại biểu nói.

Dự kiến đến năm 2025 GDP nước ta vào khoảng 500 tỷ USD, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng đều 7%/năm đến năm 2035 thì GDP nước ta sẽ vào khoảng 1.000 tỷ USD, định hướng đến năm 2.045 đạt mốc 5.000 tỷ USD để trở thành nước thu nhập cao, phá bẫy thu nhập trung bình.

Để thoát được bẫy này, đại biểu nêu quan điểm rằng, có nhiều công cụ về các khía cạnh như: Lao động, tái cơ cấu, đầu tư phát triển, tuy nhiên chưa quan tâm đúng mức các khía cạnh này. Chúng ta đang duy trì tăng trưởng gần 7%/năm, nhưng chưa đạt được yếu tố bền vững vì vẫn dựa vào động lực của FDI.

Trong khi các doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn, còn các doanh nghiệp trong nước nhập siêu. Nếu muốn duy trì nhịp độ phát triển bền vững cần dựa vào các nguồn lực phát triển trong nước.

Hiện nay, chúng ta có hơn 20 quỹ, có một số quỹ sắp đóng lại, trong khi một số quỹ khác sẽ được mở thêm. Do đó, ông Huân đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.

“Quỹ Bảo hiểm xã hội hiện nay đang dư hơn 1 triệu tỷ đồng, liệu chúng ta có thiết lập thêm các quỹ đang chi không hiệu quả, thường xuyên dư?. Không nên đánh giá quỹ bằng số lượng dự án, mà cần xem xét hiệu quả của hoạt động của quỹ, tác động của quỹ đối với tăng trưởng bao nhiêu % GDP”- đại biểu nêu và bày tỏ, việc sử dụng nguồn FDI là cơ hội để tăng trưởng, nhưng không phải là động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình sắp tới.

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui trong những “mái ấm tình thương” của Báo Hội

Niềm vui trong những “mái ấm tình thương” của Báo Hội

(PNTĐ) - Tiếp tục chương trình trao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo năm 2024 do Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trao tặng, sáng 26/12, tại huyện Thường Tín, Hà Nội, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô đã trao 2 mái ấm tình thương cho 2 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hà Hồi và xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín. Đây là hoạt động ý nghĩa của Báo Phụ nữ Thủ đô trước thềm năm mới 2025.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Chiều 26/12/2024, Hội LHPN Việt Nam và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; nghiên cứu, trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.
Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

(PNTĐ) -  "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra vận hội chưa từng có để nhân dân Việt Nam, để Phụ nữ Việt Nam có thể phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc của gia đình và cá nhân mình".