Nhiều giải pháp đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp.

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử. Qua đây, nhiều ý kiến đề xuất biện pháp nhằm đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp.

Nhiều giải pháp đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp.  - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, thực tế việc gian lận luôn đi cùng thương mại. Trong đó gian lận, mua bán hóa đơn điện tử (HĐĐT) là một trình trạng đang xảy ra và cơ quan thuế phải chịu hậu quả từ cung - cầu trên thị trường. Thời gian qua ngành Thuế đã luôn tìm cách để đẩy lùi, xóa bỏ gian lận HĐĐT. Nhiều cục thuế cũng như chi cục thuế địa phương đã có những cá nhân có các ý tưởng, biện pháp, kế hoạch để làm tốt công tác này như tại Cục Thuế Quảng Ninh, Cục Thuế Thanh Hóa, Cục Thuế Bình Định…

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, kể từ ngày 21/11/2021, hệ thống HĐĐT chính thức được công bố triển khai và vận hành. Hệ thống HĐĐT là kết quả của những nỗ lực to lớn và sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống HĐĐT và sự phối hợp, ủng hộ, đồng hành của lãnh đạo các UBND thành phố và cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Việc chuyển đổi sang HĐĐT có ý nghĩa quan trọng giúp DN giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn…), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, từ đó DN quản trị hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc triển khai hệ thống HĐĐT còn có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big data), mấu chốt của chuyển đổi số không chỉ đối với cơ quan thuế mà còn đối với cả DN và nền kinh tế. HĐĐT cũng được đánh giá góp phần quan trọng phát triển chính phủ điện tử, đổi mới công tác quản lý nhà nước.

Thời gian qua vẫn có hiện tượng một số DN, tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng việc phát hành, sử dụng HĐĐT để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi, vi phạm pháp luật, nhằm chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách nhà nước.

Điển hình là một số vụ án đã và đang được cơ quan công an điều tra, khởi tố như tại: Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình… Hành vi thủ đoạn của các DN hết sức tinh vi, phạm vi thực hiện trên cả nước, thời gian diễn ra từ khi thành lập đến khi bỏ địa điểm kinh doanh hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian ngắn.

Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế) cho biết, các đối tượng thường sử dụng chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân giả mạo/mất cắp, thuê người làm đại diện pháp luật (những người không hiểu biết, thương binh,...), thành lập chuỗi DN trung gian hoặc mua lại các DN và thay đổi giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Đăng ký thuế, đăng ký sử dụng HĐĐT bằng hình thức qua mạng. Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thanh toán qua Internet Banking. Sau đó thiết lập mạng lưới các đối tượng trung gian khai thác thông tin các DN trên trang thông tin điện tử để liên hệ bán trái phép HĐĐT...

Theo ông Vũ Mạnh Cường, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí đánh giá, xác định người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định số 78/QĐ-TCT ngày 2/2/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, theo đó cơ quan thuế đã thực hiện lập danh sách NNT có rủi ro, thực hiện việc rà soát, đối chiếu với thực tế quản lý thuế tại địa phương, đặc biệt tập trung vào những NNT có rủi ro cao như: nộp thuế thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình ngành nghề kinh doanh, tăng đột biến về doanh thu, không có tài sản, sử dụng số lượng hóa đơn lớn,... đưa vào danh sách NNT phải thực hiện giám sát trọng điểm; xác minh thực tế hoạt động của NNT; kiểm tra tại cơ quan thuế; để xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng bỏ sót các DN có rủi ro cao, DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra.

Kết luận hội nghị, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, thời gian tới, các cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, báo cáo kịp thời với lãnh đạo UBND địa phương về các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Cùng với đó, cơ quan thuế cũng phải phối hợp trong nội ngành để thực hiện tốt công tác xác minh, phát triển hơn nữa các ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, cơ quan thuế phải cung cấp đầy đủ công cụ làm việc cho cán bộ thuế để có thể thực hiện tố công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng HĐĐT.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - "Trong không khí đón chào năm mới, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng sáng tạo, coi trọng hiệu quả thực chất; mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, nỗ lực vượt qua thách thức, chung sức đồng lòng xây dựng Thủ đô và đất nước phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên mới của dân tộc", Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát động thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn năm 2025.
10 dấu ấn, sự kiện nổi bật của Hội LHPN Hà Nội năm 2024

10 dấu ấn, sự kiện nổi bật của Hội LHPN Hà Nội năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024 là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ thành phố lần XVI, nhiệm kỳ 2021-2026; năm diễn ra các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm như: 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và nhiều ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và tổ chức Hội. Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện quan trọng, phát huy được vai trò của phụ nữ Hà Nội trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Năm 2024, Hội LHPN Hà Nội vinh dự nhận Cờ dẫn đầu phong trào thi đua trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác Hội do Hội LHPN Việt Nam trao tặng.
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(PNTĐ) - Phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.