Những quy định mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) có lợi cho người lao động

Chia sẻ

Nghị định mới của Chính phủ quy định nhiều mức phạt mới đối với các vi phạm liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Qua đó, nhằm hạn chế tình trạng vi phạm của doanh nghiệp, giúp quyền lợi của người lao động được đảm bảo hơn.

Về tiền lương

-Doanh nghiệp phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động nếu cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà không trao đổi trước với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động hoặc không thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh (theo điểm c khoản 4 Điều 12).

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng mà không phải trả tiền cho người lao động nếu vi phạm trong trường hợp nêu trên.

-Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 17).

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng

-Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, doanh nghiệp bị phạt từ 5 - 10 trệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 17)

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng.

-Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 17).

Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.

Quy định xử phạt này được bổ sung nhằm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 95 của Bộ luật Lao động 2019, trong đó yêu cầu mỗi lần trả lương, doanh nghiệp phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

-Doanh nghiệp không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau sẽ bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điểm đ khoản 1 Điều 12).

Trước đây: Không quy định xử phạt đối với hành vi này.

Quy định này cũng được nhấn mạnh tại khoản 3 Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019: Doanh nghiệp phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

-Trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thì người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (điểm b khoản 5 Điều 17).

Trước đây: Người lao động chỉ được trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

-Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác), ngoài bị xử phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian mà người lao động không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (điểm b khoản 3 Điều 28).

Trước đây: Vi phạm quy định này, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền.

Về bảo hiểm xã hội

-Doanh nghiệp không niêm yết công khai hằng năm thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 39).

Trước đây: Trường hợp này chỉ bị xử phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.

-Doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động yêu cầu thì bị xử phạt 1 - 3 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 39).

Trước đây: Trường hợp này chỉ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.

Người lao động cần lưu ý những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội.Người lao động cần lưu ý những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội. (Ảnh: minh họa)

-Doanh nghiệp không làm thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa 75 triệu đồng (khoản 3 Điều 39).

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.

-Doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị phạt từ 12 - 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 39).

Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.

Những điểm mới trên cho thấy sự công khai minh bạch về tiền lương, đóng BHXH để người lao động chủ động theo dõi bảo vệ quyền lợi của mình; đồng thời các mức phạt cũng tăng nhiều so với trước.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp  trên VNeID

Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(PNTĐ) - Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) và Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) do Sở Tư pháp Hà Nội biên soạn được đăng tải tại Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/ và Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội https://sotuphap.hanoi.gov.vn.
Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(PNTĐ) - Sáng 23/4, hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham gia buổi "Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.