Hội LHPN Hà Nội:

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

HOÀNG ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 27/12, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Tiến Phong, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội; bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội; cùng các đại biểu lãnh đạo Hội LHPN  một số các quận, huyện và cơ sở trên địa bàn Thành phố.

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh - ảnh 1
Các đại biểu tham dự hội nghị sáng 27/12

Nhiều kết quả bước đầu trong thực hiện Đề án và Kế hoạch

Năm 2023, thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025",  Hội LHPN Hà Nội đã chủ động, tập trung cao cho công tác chỉ đạo hướng dẫn và triển khai Đề án một cách nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Cụ thể: Công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông thôn, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã được các cấp Hội Phụ nữ tăng cường tuyên truyền các nội dung của Đề án; các hoạt động của Hội tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên các nền tảng truyền thông của Hội và phương tiện thông tin đại chúng; Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo Ban Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, website và fanpage Hội LHPN Hà Nội đăng tải tin bài tuyên truyền về hoạt động về các mô hình kinh tế tập thể, gương điển hình cá nhân làm kinh tế của phụ nữ nông thôn; các chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn...

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện Đề án"Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025"

Hội triển khai thí điểm mô hình “Phân loại, xử lý rác hữu cơ tại các hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn” tại 5 xã của 5 huyện: Đan Phượng, Thanh Trì, Ba Vì, Thường Tín, Chương Mỹ với sự tham gia của 130 hộ gia đình hội viên nông thôn; Tổ chức 18 cuộc tập huấn quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; Giải pháp thu gom và xử lý, tái chế chất thải rắn, phân loại, xử lý rác, ứng dụng của IMO trong nông nghiệp cho 2.700 hội viên phụ nữ tham gia; Các cấp Hội phụ nữ khu vực nông thôn tổ chức 266 buổi hướng dẫn cách phân loại rác thải hữu cơ, vô cơ, rác tái chế và cách xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học hoặc sử dụng mô hình “Hố rác di động”...

Hội cũng đã tổ chức triển khai mô hình thí điểm “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” tại 9 xã của huyện Ứng Hòa, Hoài Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thạch Thất; Tổ chức 18 buổi tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm, rạ, những lợi ích của việc tận dụng nguồn rơm, rạ, phụ phẩm cây trồng có sẵn tại đồng ruộng để chế biến thành phân bón hữu cơ, các biện pháp xử lý, tái chế rơm, rạ, cây trồng sau vụ thu hoạch,...18/18 huyện, thị xã tiếp tục triển khai mô hình “Sạch đồng ruộng” đến 100% các xã; Tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và nhân dân thu gom rác thải, tổng vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm, đoạn đường nội đồng, khơi thông cống rãnh; duy trì thu gom thường xuyên và tổ chức ra quân vệ sinh đồng ruộng hàng tháng, nạo vét kênh mương...

Bên cạnh đó, các hoạt động giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện tốt; Chủ động phối kết hợp với các ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thực hiện Đề án.

Năm 2023, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố đã tích cực thực hiện Kế hoạch 210/KH-UBND của UBND Thành phố về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025, trọng tâm là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; Đặc biệt đã tập trung chỉ đạo xây dựng có hiệu quả các mô hình điểm trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; Quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong vận động thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Các mô hình phụ nữ tham gia thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng đã có những tác động tích cực với đời sống văn hóa Thủ đô tiêu biểu như: Hội LHPN Thành phố đã lựa chọn địa bàn và triển khai thí điểm trong thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 6/2023 với các  mô hình:

+  Mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả” được thí điểm tại 05 chợ của 02 quận, huyện: Chợ Kim Liên, Chợ Thái Hà (quận Đống Đa) và Chợ Gối, Chợ Mới, Chợ Phùng (huyện Đan Phượng).

+  Mô hình Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu được thí điểm tại 5 di tích của 2 huyện: Khu di tích Đền - Chùa Bà Tấm, Đền Gióng, Làng Gốm Bát Trang (huyện Gia Lâm); Đền Sóc, Tượng đài Thánh Gióng (huyện Sóc Sơn)

+ Mô hình điểm “Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu” được triển khai điểm tại 5 tổ dân phố tại 5 phường thuộc quận Ba Đình.

Từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023, các mô hình tiếp tục được nhân rộng tại các đơn vị, cụ thể:

+ Mô hình Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả được triển khai tại 5 chợ truyền thống tại huyện Chương Mỹ, Hoài Đức, quận Long Biên.

+ Mô hình Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu được nhân rộng tại 5 di tích thuộc huyện Đông Anh, huyện Quốc Oai, huyện Thanh Oai.

+ Mô hình Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu được nhân rộng tại 5 thôn huyện Thanh Trì.

Kết quả tính đến thời điểm hiện tại các quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện được 19 Chợ văn minh - an  toàn - hiệu quả”; 20 Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu; 46Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu”.

Chia sẻ kinh nghiệm và tìm giải pháp thực hiện trong thời gian tới

Trong quá trình triển khai thực hiện bên cạnh những thuận lợi, các đơn vị còn gặp những khó khăn, tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Đề án và kế hoạch của Hội Phụ nữ TP Hà Nội triển khai trong thời gian qua. 

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh - ảnh 3
Chị Thạch Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm  chia sẻ tại hội nghị

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tham mưu UBND bố trí nguồn lực triển khai Đề án tại địa phương, chị Thạch Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm cho biết: Hội Phụ nữ đã chủ động tham mưu Kế hoạch thực hiện theo giai đoạn, cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện hằng năm và báo cáo, đề nghị UBND huyện phê duyệt, chỉ đạo triển khai. Bên cạnh đó, cần chủ động tham mưu UBND ký các kế hoạch liên tịch thực hiện các nội dung có liên quan đến việc thực hiện Đề án, các kế hoạch này cũng cần phải bám sát nhiệm vụ trọng tâm của huyện (Đối với Gia Lâm, có thuận lợi trong giai đoạn 2020 - 2025, là 1 trong 2 khâu đột phá mà Đại hội Đảng bộ huyện xác định trong nhiệm kỳ là “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp đáp ứng yêu cầu thành lập quận” vì vậy mà chúng tôi có cơ sở, điều kiện để tham mưu các kế hoạch liên tịch).

Trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2024 là năm các cấp, các ngành sẽ phải thực hiện việc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, vì vậy mà trong quá trình tổng kết, đánh giá, cần chủ động đề xuất với Cấp ủy Đảng những nội dung chương trình, nhiệm vụ thể hiện được vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ để Cấp ủy nghiên cứu đưa vào Chương trình công tác toàn khóa của BCH Đảng bộ nhiệm kỳ mới, điều này sẽ tạo những thuận lợi rất cơ bản để các cấp Hội có cơ sở tham mưu, đề xuất UBND xây dựng các đề án, kế hoạch liên tịch trong giai đoạn...

 Chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp triển khai mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại địa bàn huyện Ứng Hòa, chị  Ngô Thị Duệ, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hòa cho biết: Hội LHPN huyện Ứng Hòa là một trong số các đơn vị được triển khai thực hiện thí điểm mô hình trong năm 2023. Hội LHPN huyện triển khai mô hình điểm “Phụ nữ tham gia xử lý rơm, rạ sau thu hoạch” cho hội viên phụ nữ xã Hoa Sơn và Phương Tú. Sau khi được tập huấn mô hình “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” cho 120 hội viên phụ nữ tham gia. Hội LHPN 2 xã vận động 11 hộ gia đình hội viên tham gia thực hiện mô hình (trong đó, Phương Tú 5 hộ, Hoa Sơn 6 hộ). Để các hộ nâng cao ý thức và trách nhiệm trong quá trình thực hiện Hội đã tổ chức cho các hộ ký cam kết không đốt rơm rạ tại cánh đồng sau thu hoạch, gây men và xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ. Mô hình đã được triển khai tại cánh đồng Trại (thôn Trần Đăng, xã Hoa Sơn) và cánh đồng Làn (thôn Phí Trạch, xã Phương Tú) với diện tích 3,5 mẫu. Với phương pháp  dùng chế phẩm vi sinh IMO phân hủy rơm rạ để ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ bằng cách nuôi cấy men vi sinh rơm (men rơm). Từ thành công của mô hình thí điểm về xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân hữu cơ của 2 xã Hoa Sơn, Phương Tú. Vụ mùa năm 2023 mô hình đã được triển khai, chuyển giao nhân rộng tới thôn Phù Lưu Thượng, xã Phù Lưu với diện tích 1,5 ha.

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh - ảnh 4
Chị Trần Thị Thái Hà, Chủ tịch Hội LHPN phường Việt Hưng, quận Long Biên phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện mô hình chợ văn minh, an toàn, hiệu quả và giải pháp nâng cao chất lượng mô hình, chị Trần Thị Thái Hà, Chủ tịch Hội LHPN phường Việt Hưng, quận Long Biên cho biết: Năm 2023, chợ Kim Quan - phường Việt  Hưng là 1 trong 2 chợ dân sinh trên địa bàn quận Long Biên được hội LHPN quận chọn làm điểm mô hình Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”. Hội LHPN phường lựa chọn thực hiện công trình phần việc cải tạo cảnh quan môi trường của chợ, trang trí hoa, cây xanh xung quanh khu vực cổng chợ từ nguồn xã hội hóa của các hộ kinh doanh và ban quản lý chợ cụ thể: Treo 30 giỏ hoa, đặt bổ sung 10 chậu cây cảnh khu vực hành lang, quanh cổng chợ;  Bố trí thùng phân loại rác tại chế tại cổng chợ để thu gom rác tái chế của các hộ dân xung quanh chợ và tiểu thương tại chợ theo từng loại cụ thể; Bố trí 01 thùng quay vòng, tái sử dụng túi nylon để hạn chế rác thải được tiểu thương và chị em đi chợ ủng hộ tích cực... Hiện nay, khi triển khai mô hình có 141/141 hộ kinh doanh đã có giấy đăng ký kinh doanh. 100% hộ kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tạo niềm tin cho khách hàng. Mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả” bước đầu có kết quả tích cực, góp phần gìn giữ nét đẹp của chợ truyền thống, nâng cao văn hóa ứng xử trong kinh doanh; xây dựng hình ảnh đẹp của các nữ tiểu thương và phụ nữ Thủ đô, góp phần thực hiện thành công hơn nữa việc đưa bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố vào đời sống.

Tại hội nghị các đại biểu đến từ huyện Thanh Oai Chia sẻ kinh nghiệm triển khai, nhân rộng mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ trên địa bàn. Theo đó, hiện nay Thanh Oai đang thực hiện nhân rộng mô hình bằng cách xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở, triển khai tới các trường mầm non, học sinh các trường THCS, THPT, dựng clip mô hình, với công thức 1x5 hoặc 1x10 (nghĩa là 01 đồng chí làm thành công sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, phụ trách đôn đốc, kiểm tra 5 hoặc 10 hộ gia đình khác), tiến tới sẽ nhân rộng hơn nữa, phối hợp với các đoàn thể khác cố gắng hoàn thành mục tiêu đạt 50% số hộ trên địa bàn cấp xã thực hiện phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, kêu gọi tinh thần tự nguyện, ý thức tự giác của các hộ dân, hướng dẫn các hộ tận dụng những thùng sơn sau sử dụng, chiếc xô, chậu cũ, hư hỏng hay các thùng xốp để phân loại và xử lý rác...

Đại diện Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn công tác tham mưu Kế hoạch đến việc thí điểm triển khai thành công 3 mô hình tuyên truyền, vận động thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại địa bàn. Hội LHPN Quận đã chủ động chủ trì phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan, cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng được 3 mô hình điểm “TDP văn hóa kiểu mẫu” tại TDP số 6 phường Xuân Tảo, “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đình Chèm và “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” Xuân Đỉnh II, phường Xuân Đỉnh trong năm 2023 và sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo. Trong quá trình triển khai xây dựng các mô hình, Hội LHPN Quận luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Quận ủy, UBND Quận; sự phối hợp trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị trong quận, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy chi bộ, Ban công tác Mặt trận TDP, đặc biệt được sự đồng thuận, đồng lòng nhất trí của người dân, các hộ kinh doanh tại chợ.

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh - ảnh 5
Ông Nguyễn Tiến Phong, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội ghi nhận và biểu dương những kết quả của các cấp Hội trong thời gian qua khi thực hiện đề án 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Phong, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội; bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã đạt được khi triển khai thực hiện Đề án, Kế hoạch của Hội LHPN Hà Nội trong năm 2023. 

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh - ảnh 6
Bà  Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội  phát biểu chỉ đạo hội nghị

Nhấn mạnh về một số nội dung cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cho biết: Hội Phụ nữ các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông thôn, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên các nền tảng truyền thông của Hội và phương tiện thông tin đại chúng; Tập trung tuyên truyền về chính sách nông nghiệp, nông thôn; Về vai trò phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “5 có 3 sạch”; chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…; Tuyên truyền về kỹ năng quản lý điều hành mô hình kinh tế tập thể cho phụ nữ, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; hỗ trợ hội viên, phụ nữ khởi sự, kinh doanh...

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng thông qua các hoạt động truyền thông, diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, cuộc thi trực tuyến  nhằm trao đổi kinh nghiệm trong vận động hội viên, phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; triển khai và nhân rộng các mô hình “Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu”; “Chợ an toàn - văn minh - hiệu quả”; “Di tích lịch sử/Danh lam thắng cảnh kiểu mẫu” tại địa bàn 30 quận, huyện, thị xã...

Đồng thời phát hiện, tuyên truyền nhân rộng các gương phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực; Báo Phụ nữ Thủ đô, website của Báo, Fanpage và website của Hội tăng cường tin bài tuyên truyền các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui trong những “mái ấm tình thương” của Báo Hội

Niềm vui trong những “mái ấm tình thương” của Báo Hội

(PNTĐ) - Tiếp tục chương trình trao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo năm 2024 do Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trao tặng, sáng 26/12, tại huyện Thường Tín, Hà Nội, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô đã trao 2 mái ấm tình thương cho 2 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hà Hồi và xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín. Đây là hoạt động ý nghĩa của Báo Phụ nữ Thủ đô trước thềm năm mới 2025.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Chiều 26/12/2024, Hội LHPN Việt Nam và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; nghiên cứu, trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.
Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

(PNTĐ) -  "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra vận hội chưa từng có để nhân dân Việt Nam, để Phụ nữ Việt Nam có thể phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc của gia đình và cá nhân mình".