Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị hóa nông thôn

Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau 35 năm đổi mới, cơ cấu các ngành kinh tế đã chuyển dịch tích cực. Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp chuyển mạnh sang ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong đó, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả quan trọng, thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí bày tỏ niềm tin và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội XIII, bởi qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội đều đánh dấu những bước phát triển mới của đất nước.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn ChíPhó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí.

Ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh: Đại hội XIII của Đảng có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, thúc đẩy sự tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với đô thị hóa nông thôn, tạo điều kiện để cư dân nông thôn trở thành cư dân đô thị mà “bất ly hương”, không dẫn đến việc di cư quy mô lớn.

Sau 10 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2020, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đã chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trong chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM góp phần hoàn thành các văn bản cơ chế, chính sách và tổ chức thành công 13 hội nghị và 7 hội thảo chuyên đề. 

Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến. Trong đó, được nhiều địa phương chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, mô hình hợp tác xã kiểu mới phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm, môi trường và văn hóa cộng đồng,…

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XIII có nội dung: “Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa”.

Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 75%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%.

Để đạt được mục tiêu đó, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; đổi mới tổ chức, phát triển kinh tế hợp tác, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tôi tin tưởng Đảng ta phát huy dân chủ, tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng sẽ góp phần huy động và phát huy mọi nguồn lực từ nông dân, nông thôn, cùng với các nguồn lực khác để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, tiếp tục nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn văn minh.

Ông Nguyễn Văn Chí cùng đoàn công tác thăm quan tại Nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường TínÔng Nguyễn Văn Chí (thứ hai bên trái sang) cùng đoàn công tác thăm quan tại Nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín

Hà Nội có  1.054 sản phẩm OCOP

Đến nay, Thành phố Hà Nội đã có 7 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm và Thị xã Sơn Tây) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020. Các huyện Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn, Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

Năm 2020, toàn Thành phố đã có thêm 12 xã NTM và 5 xã NTM nâng cao, nâng tổng số xã NTM lên 367/382 xã (chiếm 96,07%) và 18 xã đạt NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng/người/năm, vượt 6 triệu đồng so với mục tiêu. 

 Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến hết năm 2020, toàn Thành phố đã có 1.054 sản phẩm OCOP, vượt chỉ tiêu Thành phố giao 54 sản phẩm. Trong đó, có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 731 sản phẩm 4 sao, 306 sản phẩm 3 sao của 74 doanh nghiệp, 82 HTX và 99 hộ sản xuất kinh doanh. Giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Đến hết tháng 12/2020, cả nước có khoảng 5.506 xã đạt chuẩn NTM, tăng 700 xã so với cuối năm 2019. Có 12 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân cả nước đạt 16,38 tiêu chí/xã (tăng 0,72 tiêu chí so với năm 2019); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí. Cả nước có 173 đơn vị cấp huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 61 đơn vị cấp huyện so với năm 2019. Về xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, đến nay, cả nước đã có 54 tỉnh, thành phố ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao theo hướng dẫn của Bộ. 38 tỉnh, thành đã ban hanh tiêu chí xã NTM kiểu mẫu theo quy định. Có 236 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 19 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

 VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô

Hà Nội gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô

(PNTĐ) - Chiều 11/7, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).
Người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình chính quyền 2 cấp

(PNTĐ) - Dù mới vận hành trong thời gian ngắn, nhưng không khí làm việc tại cơ sở đã rất khác: Chủ động hơn, trực tiếp hơn. Việc tái lập HĐND phường cũng diễn ra suôn sẻ nhờ sự chỉ đạo kịp thời từ Trung ương và Thành ủy Hà Nội, tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền cơ sở tổ chức kỳ họp, phân bổ ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Chính quyền, người dân Hà Nội đánh giá cao mô hình 2 cấp.