Phê duyệt các chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau 20 năm thực hiện, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có được những kết quả đáng khích lệ, nâng số doanh nghiệp đạt, được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ 30 doanh nghiệp vào năm 2008 lên 172 doanh nghiệp vào năm 2022.

Phê duyệt các chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam  - ảnh 1
Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định số 237/QĐ/BCT về việc phê duyệt các Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, làm đầu mối tổ chức, quản lý sử dụng kinh phí, thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tiến độ, hiệu quả theo đúng định mức, chế độ quy định hiện hành. Đồng thời, kiểm tra, giám sát tiến độ, tình hình thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo lãnh đạo Bộ. 

Theo Bộ Công Thương, Quyết định số 237/QĐ/BCT về việc phê duyệt các đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 bao gồm một số đề án với các nội dung chính như nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình; quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. 

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện. 

Sau 20 năm thực hiện, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có được những kết quả đáng khích lệ, nâng số doanh nghiệp đạt, được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ 30 doanh nghiệp vào năm 2008 lên 172 doanh nghiệp vào năm 2022. 

Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế. 

Qua đó nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Baby Three và Chagee bị tẩy chay: Cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc

Baby Three và Chagee bị tẩy chay: Cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc

(PNTĐ) - Vụ việc thương hiệu trà sữa Chagee và dòng sản phẩm đồ chơi Baby Three dính nghi vấn sử dụng hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. Trước phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng, nhiều đơn vị nhập khẩu và phân phối đã tuyên bố ngừng hợp tác với các thương hiệu này.
Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội: Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội: Nhiều kết quả đáng ghi nhận

(PNTĐ) - Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đây là chương trình khó, với 19 chỉ tiêu và 56 nhiệm vụ cụ thể, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Song, với việc triển khai bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sau 4 năm thực hiện, chương trình đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.