Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Gắn kết chiến lược trong thời đại mới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng được củng cố và mở rộng, thể hiện qua những con số ấn tượng về kim ngạch thương mại song phương và các dự án đầu tư hợp tác quy mô lớn.

Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến nhiều biến động địa chính trị và căng thẳng thương mại, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Trung Quốc càng cho thấy tầm quan trọng chiến lược, sự gắn kết cao và những cơ hội hợp tác to lớn cho cả hai bên.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Gắn kết chiến lược trong thời đại mới - ảnh 1
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Ảnh: TTXVN

Chuyến thăm đặc biệt của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Tổng Bí thư Trung Quốc Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4. Đây là lần thứ 4 Tổng Bí thư Trung Quốc Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và là lần thứ 2 trong cùng một nhiệm kỳ, phản ánh sự coi trọng đặc biệt mà Trung Quốc dành cho Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của mình.

Chuyến thăm sẽ diễn ra với nhiều hoạt động quan trọng gồm: viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội kiến các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác và dự tiệc trà giữa hai Tổng Bí thư. Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, chuyến thăm lần này mang ý nghĩa điều chỉnh chiến lược: từ phương châm "ổn định để hợp tác" sang "thúc đẩy hợp tác để tăng cường quan hệ ổn định". Đây là bước chuyển quan trọng, khẳng định hai bên mong muốn đưa quan hệ song phương phát triển thực chất, hiệu quả và lâu dài.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Gắn kết chiến lược trong thời đại mới - ảnh 2

Quan hệ thương mại song phương: Những con số biết nói

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đứng thứ tư toàn cầu.

Cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên thương mại song phương vượt mốc 200 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc là 144 tỷ USD. Quý I năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 202 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,1 tỷ USD.

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông sản - một thế mạnh của Việt Nam, việc Trung Quốc mở rộng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam không chỉ giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà còn góp phần ổn định đời sống người nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự bổ sung trong cơ cấu kinh tế giữa hai nước.

Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo

Một điểm sáng mới trong quan hệ kinh tế song phương là sự chuyển hướng sang hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế mới nổi như hạ tầng kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, năng lượng xanh... Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển cấp thiết, trong khi Trung Quốc có nhiều lợi thế về công nghệ, nhân lực và kinh nghiệm.

Theo ông Yang Ruofei, Giám đốc Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) chi nhánh Hà Nội, sự kết hợp giữa nhu cầu chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0 của Việt Nam với khả năng cung cấp công nghệ của Trung Quốc sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác đầu tư trong tương lai. Ông cũng nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ mở ra "nhiều cơ hội hợp tác song phương, tạo động lực mới để hai nước cùng phát triển, cùng thắng lợi".

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Gắn kết chiến lược trong thời đại mới - ảnh 3
Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước diễn ra rất sôi động.

Quan hệ kinh tế mang tính thời đại

Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến làn sóng chủ nghĩa bảo hộ và thuế quan mới, đặc biệt là từ phía Mỹ, việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế không chỉ mang ý nghĩa song phương mà còn có tác động tích cực đến ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Sự phối hợp hành động giữa hai nước trong các cơ chế đa phương, thúc đẩy thương mại tự do và duy trì hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ là một yếu tố quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn. Ngoài ra, việc hai bên đẩy mạnh hợp tác nhân lực, chuyển giao công nghệ và tăng cường kết nối doanh nghiệp cũng sẽ góp phần tạo ra những đột phá trong thời gian tới.

Chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam sẽ là dấu mốc quan trọng trong tiến trình củng cố và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai quốc gia láng giềng. Với những định hướng rõ ràng, các dự án hợp tác cụ thể như tuyến đường sắt liên vận và các sáng kiến trong lĩnh vực công nghệ, hai nước đang bước vào giai đoạn hợp tác sâu sắc hơn, thực chất hơn và bền vững hơn. Quan hệ kinh tế Việt - Trung không chỉ là trụ cột trong tổng thể quan hệ song phương, mà còn là yếu tố góp phần định hình sự ổn định và phát triển của khu vực trong tương lai.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam vừa tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

(PNTĐ) -  Chiều 18/7, HĐND phường Cửa Nam khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 2 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp chuyên đề quan trọng sau khi bộ máy chính quyền phường Cửa Nam mới chính thức đi vào hoạt động.