Quốc hội họp kỳ bất thường từ 4-11/1/2022

Chia sẻ

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung quan trọng do Chính phủ trình. Đó là dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 .

Ngoài ra là xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự và dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thì phát triển thành phố Cần Thơ.

Kỳ họp diễn ra trực tuyến từ Nhà Quốc hội (gồm cả Đoàn Hà Nội) tới 62 Đoàn Đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo dự kiến chương trình, sau khi họp phiên trù bị để thông qua chương trình kỳ họp, 9h sáng 4/1/2022, phiên khai mạc sẽ diễn ra và được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, căn cứ khoản 2 Điều 90 và khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội, trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, sau khi xem xét kỹ lưỡng, thận trọng về các mặt và nội dung chuẩn bị do Chính phủ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV

Phân tích về tính cấp bách của các nội dung trình Quốc hội, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, theo quy định, Quốc hội có 2 kỳ hợp thường kỳ hàng năm (vào tháng 5 và tháng 10) và có thể họp bất thường khi cần để xem xét các vấn đề cần thiết, cấp bách.

Các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ và thảo luận trực tuyến về các nội dung này trước khi biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc (11/1/2022)

Hoàng Anh

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

(PNTĐ) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 và Nghị định 80/2023 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, có đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu và một số thay đổi liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

(PNTĐ) - Trả lời báo chí về nguy cơ thiếu điện trong năm nay khi chưa vào cao điểm mùa khô, tăng trưởng phụ tải điện đã vượt 11%, cao hơn so với kế hoạch, Thứ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Chính phủ và Thủ tướng đã rất quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp để triển khai, khắc phục tình trạng này và có đủ cơ sở tin tưởng năm nay không thiếu điện.