Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, đời sống kinh tế của người dân từng bước nâng cao

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - 15 năm trước, Hà Nội hợp nhất với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình). Từ đó đến nay, Hà Nội không chỉ phát triển tương xứng với tầm vóc mới, mà bản lĩnh, sức bền cũng được nâng cao. Hơn hết, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, đời sống kinh tế của người dân từ ngoại thành đến nội thành đều từng bước đổi khác, no ấm và hạnh phúc hơn.

Xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) là một trong những địa phương nằm cách xa trung tâm Hà Nội nhất, thời chưa hợp nhất về với Thủ đô, kinh tế khó khăn, điện - đường - trường - trạm nơi đây chưa hoàn chỉnh nên người dân còn quá vất vả.

Nhưng từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đồng bào nơi đây đã được quan tâm hơn, từ chế độ cho cán bộ đến các chính sách cho đồng bào nghèo. Đặc biệt, sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể quan tâm chỉ đạo thường xuyên, các nhà trường đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình dạy và học, các kỳ thi của giáo viên và học sinh được tổ chức đúng theo kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, hàng năm chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ học sinh chuyển lớp và chuyển cấp đạt cao.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, đời sống kinh tế của người dân từng bước nâng cao - ảnh 1
Hà Nội khang trang, người dân ấm no, hạnh phúc hơn sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính. Ảnh: PV

Huyện Thạch Thất trước kia kinh tế cũng khó khăn vô cùng, trên địa bàn huyện Thạch Thất có 59 làng với 50 làng có nghề, trong đó, có 10 làng nghề được tỉnh Hà Tây và TP. Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của huyện Thạch Thất chỉ đạt 11,6 triệu đồng/năm, hiện nay đã tăng lên 8 lần, đạt 91 triệu đồng/người/năm. Con số này cho thấy huyện đã có sự đột phá toàn diện về kinh tế, xã hội. Huyện Thạch Thất phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tăng lên 100 triệu đồng (mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu 120 triệu đồng).

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, sau khi được sáp nhập về Thủ đô, huyện Thạch Thất đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và có nhiều đổi thay nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.Trên địa bàn huyện có Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc với diện tích 17.074ha - đây là cơ hội lớn để Thạch Thất phát triển trong tương lai.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nông thôn mới, năm 2013, huyện Thạch Thất đã có xã đầu tiên được công nhận đạt chuẩn là xã Đại Đồng. Chỉ sau 5 năm, toàn bộ các xã trong huyện đều đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Hiện nay, huyện đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.Phấn đấu hết năm 2023 sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Đến nay, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gồm: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao quy mô 690ha tại các xã: Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Vùng sản xuất rau an toàn, quy mô 285ha tại các xã: Tiến Xuân, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Yên Trung... Vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao, quy mô hơn 300ha tại các xã: Bình Yên, Kim Quan, Lại Thượng... Quá trình chuyển đổi đã tạo được các vùng chuyên canh cho giá trị thu nhập cao hơn 5-7 lần so với chỉ cấy lúa.

Những con đường hoa khang trang, nhiều mô hình kinh tế xanh được hình thành, đời sống của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn đổi thay từng ngày.Từ những người dân nghèo, một phần nhờ vào việc dám nghĩ, dám làm, phần nhờ vào sự phát triển của công nghệ, chính sách phát triển của địa phương và Thành phố đã có sự bứt phá vượt bậc. Đó là trường hợp của bà Đặng Thị Cuối sinh năm 1971, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, năm 2017 bà Cuối đã dồn vốn liếng tích cóp được đầu tư thuê đất, thực hiện dự án trồng rau hữu cơ công nghệ cao tại khu bãi Tổng Màu, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, đời sống kinh tế của người dân từng bước nâng cao - ảnh 2
Hà Nội phát triển sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Trải qua nhiều gian nan vất vả, kiên trì theo đuổi mô hình trồng rau hữu cơ, đến nay, sau nhiều năm đi vào hoạt động, trang trại của gia đình bà đã phát triển với tổng diện tích 46.292m2, sản xuất rau trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, an toàn và áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ.

Hiện tại, hầu hết sản phẩm của Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá thành ổn định. Mỗi ngày Hợp tác xã Cuối Quý cung cấp khoảng 2 - 4 tấn rau xanh các loại cho 16 trường mẫu giáo trong huyện và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, Đất Việt… thu về từ 50 đến 100 triệu đồng. Trung bình sản lượng hàng năm đạt từ 50 - 80 tấn rau quả các loại, cho doanh thu đạt từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận, thu nhập bình quân hàng năm đạt 50 triệu đồng/người/năm.

Theo bà Cuối việc mở rộng địa giới hành chính giúp người nông dân như bà có cơ hội lớn, khi sản xuất từ chỗ nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang chuyên canh theo vùng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mở rộng thị trường., Hiện nay, vợ chồng bà còn mở rộng thị trường bằng cách truyền đạt, ứng dụng công nghệ cho người dân trên địa phương và các huyện lân cận…

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Kiến Hưng tri ân, trao quà cho các gia đình chính sách

Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Kiến Hưng tri ân, trao quà cho các gia đình chính sách

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2025), nhằm tiếp nối và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Kiến Hưng đã phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức chương trình tri ân, trao quà cho các gia đình chính sách và người có công với cách mạng trên địa bàn phường.
Xã Hoà Xá tổ chức nhiều hoạt động tri ân người có công

Xã Hoà Xá tổ chức nhiều hoạt động tri ân người có công

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), tối 26/7, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội xã Hòa Xá đã đồng loạt tổ chức Lễ “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ” tại 6 nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn xã.
Hội LHPN xã Suối Hai nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh – liệt sỹ

Hội LHPN xã Suối Hai nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh – liệt sỹ

(PNTĐ) - Hòa chung với không khí của cả nước hướng về đạo lý uống nước nhớ nguồn, trong tháng 7, Hội LHPN xã Suối Hai đã có nhiều hoạt động bày tỏ lòng tri ân biết ơn những người đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Nông dân Hà Nội tặng quà các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin

Hội Nông dân Hà Nội tặng quà các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin

(PNTĐ) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7/1947 - 27/7/2025, chiều 26/7, Đoàn công tác của Hội Nông dân thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Hải Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP kiêm Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố làm Trưởng Đoàn đến thăm, tặng quà Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội tại xã Yên Bài .
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.