Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh ở Hà Nội cùng bố mẹ đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu cho kỳ thi thuận lợi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra vào 3 ngày từ 27 đến 29/6/2023. Năm nay là năm đầu tiên áp dụng quy chế thi tốt nghiệp THPT sửa đổi, bổ sung với một số điều chỉnh so với năm trước.

Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 1
Các sĩ tử thành tâm cầu cho kì thi được diễn ra thuận lợi.

Có thể nói, đây là kỳ thi cấp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau: xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy và học của trường phổ thông, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. 

Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 2
Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 3
Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 4
Các em ghi sớ để biến điều ước thành hiện thực

Hà Nội có 102.095 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 88.831 thí sinh dự thi theo chương trình Giáo dục THPT và 13.264 thí sinh dự thi theo chương trình Giáo dục thường xuyên; số thí sinh tự do là 3.654 thí sinh, bố trí 4.263 phòng thi tại 189 điểm thi trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 5
Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 6
Theo ghi nhận, vào những ngày sát kỳ thi diễn ra, nhiều thí sinh và gia đình đã đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu xin một kỳ thi thuận lợi, may mắn. 

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và Attalt Địa lý Việt Nam khi thi môn Địa lý.

Thí sinh không được mang các loại máy ghi âm, ghi hình, dù chỉ có chức năng ghi thông tin, không thể nghe, xem hay truyền tín hiệu. Điều này nhằm ngăn chặn những tiêu cực dễ xảy ra trong quá trình diễn ra kỳ thi.

Ngoài ra, thay vì cho thí sinh rời khu vực sau khi hết 2/3 thời gian tự luận mà yêu cầu thí sinh ở lại phòng chờ suốt thời gian còn lại của buổi thi để đảm bảo không lọt đề ra ngoài trước thời gian kết thúc bài thi. Các em vẫn phải nộp lại bài kèm đề thi và giấy nháp cho cán bộ coi thi trước khi ra khỏi phòng và di chuyển đến phòng chờ.

Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 7
Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 8
Có rất nhiều sĩ tử không ngại đường xa, đến Văn Miếu dâng hương, thành tâm cầu nguyện, mong làm bài thi suôn sẻ.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền, đây cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta.

Sĩ tử cùng nhau đến Quốc Tử Giám để cầu may trước kỳ thi THPT - ảnh 9
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền, đây cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta.

Chính vì vậy, đã từ rất lâu, vào mỗi kỳ thi quan trọng, rất nhiều học sinh, phụ huynh có thói quen tìm tới đây thắp hương lễ bái, cầu may mắn.

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/4, Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018-2025 và sơ kết Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2023-2025; Sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Giải đáp về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách mới cho người lao động

Giải đáp về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách mới cho người lao động

(PNTĐ) -  Ngày 23/4, tại Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình nhằm tuyên truyền, phổ biến, cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội (BHXH) và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy tới đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động.