Tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo  - ảnh 1
Toàn cảnh phiên họp

Dự thảo Nghị quyết gồm 4 chương và 20 điều, bao gồm 2 nội dung liên quan đến hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoạt động chuyển đổi số quốc gia.

Tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo  - ảnh 2
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Nghị quyết nhằm thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chính sách phải ưu đãi vượt trội để tháo gỡ, giúp những việc lớn chuyển động sẽ tác động đến các hoạt động khác thay đổi theo.

Với tinh thần đổi mới sáng tạo, sẽ giúp Việt Nam thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công với hạ tầng số phát triển tiên tiến, công nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển, hiện thực hóa mục tiêu tăng trường kinh tế từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết quy định về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ chi tiêu tài chính từ ngân sách nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, công nghệ chiến lược; cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, đấu thầu, tài chính và thử nghiệm có kiểm soát cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số chiến lược để tháo gỡ vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo  - ảnh 3
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên họp

Đối tượng áp dụng của Nghị quyết là các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Kinh phí dự kiến bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết sau khi được thông qua chủ yếu gồm: Các nguồn kinh phí thực hiện hoạt động nằm trong nguồn ngân sách hằng năm dành cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và nguồn kinh phí huy động từ sự đóng góp, đầu tư từ xã hội cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo  - ảnh 4
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy  trình bày báo cáo thẩm 

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết. 

Qua nghiên cứu, rà soát, Thường trực Ủy ban nhận thấy, các chính sách của dự thảo Nghị quyết chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của các luật, nghị quyết hiện hành. Do vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm chính sách là có cơ sở pháp lý.

Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát lại các cơ chế, chính sách thí điểm để đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không để xảy ra lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí, tiêu cực; rà soát không đưa vào Nghị quyết những nội dung chưa thực sự cấp bách, chưa đánh giá kỹ tác động mà tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện khi sửa đổi Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số và các dự thảo luật khác cũng được xem xét sửa đổi trong năm 2025.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh ấn tượng tại Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025

Những hình ảnh ấn tượng tại Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025

(PNTĐ) - Lễ Khai mạc Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển"; Liên hoan nghệ thuật "Sắc màu dân tộc" năm 2025 do Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP Hà Nội tổ chức vào sáng 15/3/2025 đã để lại nhiều ấn tượng đối với công chúng.
95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội: Lịch sử hào hùng của Thủ đô và đất nước

95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội: Lịch sử hào hùng của Thủ đô và đất nước

(PNTĐ) - Vừa qua, Hội thảo "95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử (17/3/1930 - 17/3/2025)" là dịp quan trọng để các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, cùng các lãnh đạo, cán bộ quản lý của Hà Nội trao đổi và làm sáng tỏ các giá trị cốt lõi của sự kiện 95 năm thành lập Đảng bộ Hà Nội (1930 - 2025).
Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ)- Sáng 15/3/2025, tại Vườn hoa Đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với  Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP Hà Nội long trọng tổ chức Khai mạc Festival Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển - năm 2025.  Đây là hoạt động thiết thực trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội. Đồng thời là một trong những hoạt động thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023 - 2026” được UBND Thành phố phê duyệt.
Gần 1.000 vận động viên tham gia giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” lần thứ II

Gần 1.000 vận động viên tham gia giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” lần thứ II

(PNTĐ) - Sáng 15/3, thiết thực chào mừng kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; 60 năm phong trào Ba đảm đang; kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội, hướng tới “Ngày Thể thao Việt Nam” 27/3, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Giải đi bộ "Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp" lần thứ II năm 2025.