Hội LHPN Hà Nội:

Tập huấn chuyên đề “Thực hiện quy chế dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực”

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 21/10, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề “Thực hiện quy chế dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực”. Hội nghị nhằm thực hiện công văn số 519/CV-TU ngày 29/9/2022 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo.

Tham gia hội nghị có các đại diện lãnh đạo và  cán bộ chuyên đề Hội LHPN quận/huyện/thị xã và đơn vị trực thuộc; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Thành hội quản lý; cộng tác viên dư luận xã hội của Hội LHPN Hà Nội;

Tập huấn chuyên đề “Thực hiện quy chế dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực” - ảnh 1
Báo cáo viên là đồng chí Đỗ Xuân Lân, Chánh văn phòng Đảng đoàn thể - Bộ Tư pháp  truyền đạt các nội dung xoay quanh chủ đề thực hiện quy chế dân chủ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tại Hội nghị, báo cáo viên là đồng chí Đỗ Xuân Lân, Chánh văn phòng Đảng đoàn thể - Bộ Tư pháp đã truyền đạt các nội dung xoay quanh chủ đề thực hiện quy chế dân chủ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Báo cáo viên đã làm rõ cơ sở pháp lý về thực hiện dân chủ cơ sở trong cơ quan, đơn vị; lý do phải thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ công chức viên chức trong thực hiện quy chế dân chủ; những việc phải công khai, hình thức công khai; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ cơ sở.

Đồng chí Đỗ Xuân Lân, Chánh văn phòng Đảng đoàn thể - Bộ Tư pháp khẳng định, khi thực hiện tốt quy chế dân chủ sẽ giúp phát huy quyền làm chủ của CB,CC,VC; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Phòng ngừa, ngăn chặn, chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Bên cạnh đó cũng giúp xây dựng đội ngũ CB,CC,VC là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực; trình độ; làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước;

Tập huấn chuyên đề “Thực hiện quy chế dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực” - ảnh 2

Báo cáo viên cũng cho biết những việc cần được công khai tại cơ quan, đơn vị gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị/Kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị; Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm toán; Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức; đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại CC, VC; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với CB, CC, VC; đề án, dự án; việc xây dựng  VBQPPL của cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó cũng cần công khai các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết KN, TC trong nội bộ/nội quy, quy chế; Kết quả tiếp thu ý kiến của CB, CC, VC về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra lấy ý kiến CB, CC. Ngoài ra là các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo cáo viên truyền đạt các nội dung cơ sở chính trị - pháp lý về phòng, chống tham nhũng; các hành vi tham nhũng và chế tài xử lý; Đối tượng, nội dung và các hành vi tiêu cực đấu tranh phòng chống. Ngoài ra là tình hình công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn tiêu cực; Tồn tại, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn tiêu cực; Giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn tiêu cực.

Báo  cáo viên đã phân tích nguyên nhân tham nhũng, tiêu cực là do sự lạm dụng quyền lực/Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống (phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tùy tiện, vô nguyên tắc).

Hậu quả của tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã đã và đang đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN .Vì vậy, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là thiết thực góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ.

Tin cùng chuyên mục

Xã Dương Xá đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

(PNTĐ) - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.