Thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng

Chia sẻ

Sáng 13/11, tại phiên họp cuối cùng Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, với đa số đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng.

Cụ thể, có 442/477 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 88.58% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Đối với cơ chế đặc thù cho tỉnh Nghệ An có 430/467 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86.17% tổng số đại biểu Quốc hội); cơ chế đặc thù phát triển cho tỉnh Thanh Hóa có 414/462 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 82.97% tổng số đại biểu Quốc hội) và Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, có 436/470 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87.37% tổng số đại biểu Quốc hội).

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Hải Phòng.Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển tỉnh Hải Phòng.

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, về Dự thảo Nghị quyết có ý kiến đề nghị hạ mức trần dư nợ, tránh ảnh hưởng đến các địa phương khác. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc quy định mức trần dư nợ vay đối với các địa phương là nhằm tạo dư địa cho các địa phương chủ động huy động nguồn lực, trên cơ sở tổng kết sẽ xác định mức phù hợp.

Mặt khác, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, căn cứ nhu cầu huy động, dự kiến khả năng thu, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ của từng địa phương, hằng năm Quốc hội quyết định mức vay cho từng địa phương, bảo đảm điều tiết hợp lý, công bằng. Như vậy, việc áp dụng cơ chế này không ảnh hưởng đến dư địa vay của các địa phương khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội cũng cho biết, có ý kiến đề nghị không nên cho phép Hội đồng nhân dân ban hành phí, lệ phí chưa có trong Danh mục; khoản thu từ phí thăm quan của tỉnh Thừa Thiên Huế; về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để đảm bảo linh hoạt, kịp thời, bao quát hết nguồn thu phát sinh trên địa bàn; góp phần tăng cường nguồn lực cho địa phương để chi an sinh xã hội, việc trao thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phí, lệ phí là cần thiết.

Các đại biểu tham gia biểu quyết.Các đại biểu tham gia biểu quyết.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tăng cường hiệu quả quản lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc thực hiện cần tuân thủ đúng nguyên tắc: Việc điều chỉnh và ban hành mới các khoản phí, lệ phí phải có lộ trình phù hợp với thực tế; không tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp; bảo đảm công khai, minh bạch; không ảnh hưởng đến các địa phương khác.

Về quản lý quy hoạch, có ý kiến đề nghị thực hiện đúng quy định pháp luật về quy hoạch để bảo đảm công bằng, minh bạch; báo cáo rõ lý do phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Về nội dung này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, một trong những mục tiêu khi ban hành Luật Quy hoạch là bảo đảm tính thống nhất quy hoạch trên cả nước. Do đó, các quy định trong Dự thảo Nghị quyết chỉ cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, cục bộ quy hoạch chung đô thị, không cho phép điều chỉnh quy hoạch tổng thể nhằm bảo đảm nguyên tắc thống nhất trong quy hoạch chung.

Mặt khác, chỉ áp dụng ở mức độ thí điểm đối với một số địa phương. Việc ủy quyền thực hiện đúng nguyên tắc chỉ ủy quyền một cấp. Trên cơ sở thí điểm, nếu mang lại kết quả tích cực sẽ xem xét, áp dụng trên diện rộng.

Đối với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường, Thừa Thiên Huế là địa phương có di tích lịch sử quốc gia, có di sản văn hóa thế giới, song nhiều cơ sở xuống cấp nghiêm trọng, thiếu nguồn lực trùng tu, rất cần huy động nguồn lực toàn xã hội để gìn giữ giá trị văn hóa, lịch sử. Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân và một số địa phương mong muốn được chung tay bảo tồn một số di tích. Việc thành lập Quỹ nhằm bảo đảm minh bạch, tập trung trong tiếp nhận tài trợ cho bảo tồn các di sản…

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.