Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ động các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão

Cơn bão số 3 đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 - ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho người dân, thực hiện "4 tại chỗ"; công tác ứng phó ở cả Trung ương và địa phương; đánh giá hậu quả, phân tích, chia sẻ các bài học kinh nghiệm; các biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể và các biện pháp lâu dài, chiến lược.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; tiếp tục triển khai ngay các công việc khắc phục hậu quả bõ; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.

Bão cũng tác động tới hệ thống điện, viễn thông, Thủ tướng đã chỉ đạo các nhà mạng liên kết chia sẻ kết nối mạng.

Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 - ảnh 2
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các  địa phương từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc (Ảnh: VGP).

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) là cơn bão rất đặc biệt, hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua.

Tính đến 7h ngày 8/9, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu gồm 5 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 5, Hà Nội 10); 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng.

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ.

Về nông nghiệp, 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345 ha; Hải Phòng: 6.750 ha; Hải Dương 11.200 ha; Bắc Ninh: 11.009 ha; Hà Nội: 6.218 ha; Nam Định: 2.800 ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418 ha...); 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000 ha; Thái Bình: 1.385 ha, Hưng Yên 1.818 ha,...); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).

Vào khoảng 0h5 ngày 8/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 bị thương.

Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu đánh giá lại hậu quả, cách khắc phục cần triển khai ngay và bài học kinh nghiệm trong phòng chống bão thời gian tới.

Hoàn lưu bão số 3 gây nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, đây là cơn bão có cường độ tăng nhanh (trong 24 giờ cường độ bão tăng 8 cấp) và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào phía đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão. Là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.

Mức độ giảm cấp trên đường đi không theo quy luật thông thường. Thông thường khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 cường độ không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng vẫn giữ cường độ cấp 12-13.

Thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ). 4h sáng nay (8/9) bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ, dự báo trong 12-24 giờ tới áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu thành vùng thấp và tan dần.

Dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia về cường độ cũng như hướng di chuyển của bão số 3 sát với hướng di chuyển và cường độ thực tế của bão trên Vịnh Bắc Bộ cũng như khi đi vào đất liền, và có sự tương đồng với dự báo của các cơ quan dự quốc tế.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo từ ngày 8-9/9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100-150 mm, có nơi có thể trên 200 mm.

Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý, các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.

Nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các đơn vị dự báo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, lũ tại các khu vực nêu trên và cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời cho các cơ quan phòng chống thiên tai của Trung ương và các địa phương để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Thành phố dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Vương Thừa Vũ

Đoàn đại biểu Thành phố dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Vương Thừa Vũ

(PNTĐ) - Trước anh linh đồng chí Trung tướng Vương Thừa Vũ, đúng dịp đại lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2024), các đồng chí lãnh đạo thành phố nguyện kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của thế hệ cha anh đi trước, truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến và anh hùng của Thủ đô Hà Nội, tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, tập trung khai thác mọi nguồn lực, phát huy các giá trị xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(PNTĐ) - Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long là một trong những điểm nhấn của Lễ hội Áo dài Du lịch năm 2024 do Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức sáng ngày 5/10 đã góp phần lan tỏa tình yêu Hà Nội, tình yêu áo dài truyền thống dân tộc.
Cầu nối quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam

Cầu nối quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam

(PNTĐ) - Sáng 5/10, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ Châu Á-Thái Bình Dương 2024 đã bế mạc tại Hà Nội. Sau 2 ngày diễn ra, Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp, tiếp tục trở thành cầu nối quan trọng cho các nữ trí thức giao lưu, học tập, trao đổi và phát huy khả năng của mình.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống, khám phá du lịch Thủ đô

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống, khám phá du lịch Thủ đô

(PNTĐ) - Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô, góp phần để Việt Nam và Hà Nội trở thành điểm đến yêu mến và sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế, là Điểm đến du lịch Thành phố hàng đầu thế giới.