Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng với hàng hoá

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành và lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt hơn, phức tạp hơn, khó đoán định hơn. Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng thể về chính trị, ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân để ứng phó với tình hình.

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng với hàng hoá - ảnh 1
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tại hội nghị

(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Việt Nam mong muốn phía Hoa Kỳ có chính sách phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, vẫn đang phải tiếp tục khắc phục hậu quả nặng nề, kéo dài sau nhiều năm chiến tranh.

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thủ tướng cũng chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài với phía Hoa Kỳ, để thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hai bên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể liên quan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng với hàng hoá - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc; cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa; thúc đẩy khai thác thị trường, tài nguyên trong nước; thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh, tự chủ; rà soát, sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp và đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao. 

Thủ tướng khẳng định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu MB được định giá 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên 168/500 Top ngân hàng giá trị nhất toàn cầu

Thương hiệu MB được định giá 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên 168/500 Top ngân hàng giá trị nhất toàn cầu

(PNTĐ) - Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt 1,6 tỷ USD, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất ngành ngân hàng tại Việt Nam, tăng 5 lần so với 5 năm trước.
3 tháng cả nước xuất siêu 1,81 tỷ USD

3 tháng cả nước xuất siêu 1,81 tỷ USD

(PNTĐ) - Sáng 4/4, Cục Hải quan thông tin, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 11,62 tỷ USD) so với tháng trước. Lũy kế đến hết 15/3/2025, cả nước xuất siêu 1,81 tỷ USD.
Chuyển đổi số đã đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thành phố

Chuyển đổi số đã đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thành phố

(PNTĐ) - Để cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, cần phát huy được trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu về KHCN để ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời, vận hành hiệu quả các khu công nghệ cao, trong đó có Khu công nghệ cao Hòa Lạc và sớm khởi công xây dựng Khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm. Đây là "quả đấm thép", động lực quan trọng để Hà Nội phát triển trong tương lai.