Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh xuất khẩu hiệu quả

Chia sẻ

Thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội thảo chuyên ngành với các hoạt động đào tạo chuyên sâu, hướng dẫn 1:1 miễn phí, giúp doanh nghiệp có nhiều kỹ năng hơn trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tìm thêm được các kênh xuất khẩu, thị trường mới phù hợp qua TMĐT.

 Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh xuất khẩu hiệu quả - ảnh 1

Ngày 28-4, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam và Sở Công Thương Hà Nội tổ chức hội thảo “Xuất khẩu hàng Việt ra thế giới cùng Amazon”.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, Việt Nam đã chứng kiến những cột mốc phát triển đột phá trong nền kinh tế số. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng năm 2020 doanh số TMĐT Việt Nam, mô hình doanh nghiệp-người tiêu dùng (B2C), vẫn tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 dự kiến tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD.

Năm 2020, TMĐT xuyên biên giới cũng trở thành một phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.

bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế sốBà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Phát biểu tại hội thảo, bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương là quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT xuyên biên giới thanh nhất thế giới. Tỷ trọng trung bình của khu vực so với toàn cầu tăng liên tục qua các năm, đạt giá trị trung bình 41,3%/năm và tốc độ tăng trưởng đạt tung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu 27,4% /năm trong giai đoạn 2016-2020. Với doanh thu TMĐT B2C toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2,883 tỷ đô la, TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, việc bán hàng qua các sàn TMĐT cũng là một trong những cách nhanh nhất để các doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình, từ đó đưa hàng hóa xuất khẩu ra toàn cầu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Năm 2021, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội tăng 5% so với thực hiện năm 2020; giai đoạn 2021-2025 dự kiến dự kiến chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 20,4 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu của Hà Nội chủ yếu là: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: Dệt may, da giày, điện tử - máy tính, máy móc thiết bị, nông sản, đồ gỗ, phương tiện vận tải.

Vào cuộc, thích ứng với xu hướng

Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.

Theo đó, để hiện thực hóa các cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt, Bộ Công Thương chung tay giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam phát triển với TMĐT xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Amazon Global Selling cũng chính thức khởi xướng chương trình “Kỷ nguyên bứt phá, hàng Việt vươn xa”, nhằm tăng cường hỗ trợ người bán hàng Việt Nam trên hành trình vươn mình ra thế giới thông qua việc cung cấp kiến thức TMĐT xuyên biên giới, hỗ trợ quá trình thiết lập và vận hành gian hàng trên Amazon, đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu.

Trong những năm qua, đội ngũ chuyên trách của Amazon - Amazon Global Selling Việt Nam không ngừng thúc đẩy và tạo điều kiện để các thương hiệu và doanh nghiệp Việt trên Amazon tiếp cận với khách hàng quốc tế. Có rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ tại Việt Nam đang bán hàng trên Amazon, từ các thương hiệu có tiếng tăm lớn như Cà phê Trung Nguyên, Giày Biti’s, đến các nhà sản xuất nội địa hàng đầu như MDK và các công ty khởi khiệp như Andre Gift Shop hay Mary Craft. Chỉ trong năm 2020, số lượng người bán hàng Việt Nam ghi nhận doanh số trên 1 triệu USD đã tăng gấp 3 lần.

Theo ông Gijae Seong, Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi năng động nhất thế giới, và đã cho thấy vị thế vững vàng ngay giữa đại dịch COVID-19. Chúng tôi mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vươn ra toàn cầu thông qua TMĐT xuyên biên giới.

Tính tới nay, Amazon Global Selling đã thành lập hai đội ngũ chuyên trách tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm tăng cường hỗ trợ người bán hàng Việt Nam về mọi mặt. Trong khuôn khổ hợp tác năm nay, Amazon Global Selling sẽ phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức chuỗi hội thảo và các chương trình đào tạo giúp trang bị cho hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam những kiến thức cần thiết cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh trên Amazon một cách hiệu quả nhất hướng tới mục tiêu khai phá tiềm năng của người bán hàng Việt Nam, hỗ trợ đưa các sản phẩm Việt đến gần hơn với người tiêu dùng toàn cầu.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho rằng, dù nhận ra lợi ích của việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhưng nhiều người bán hàng Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này. Dù vậy, nỗ lực và khát khao học hỏi để thích nghi với trạng thái bình thường mới của họ là không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên thương mại kỹ thuật số ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Hà Nội sẽ phát triển mạnh ngành nghề cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Thông tin tại hội thảo, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 4.732 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội là Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN với các mặt hàng chủ lực là dệt may, da giày, điện tử, máy tính, máy móc thiết bị, nông sản, đồ gỗ... Để đạt được chỉ tiêu xuất khẩu, bên cạnh xuất khẩu truyền thống thì xuất khẩu qua các kênh thương mại điện tử như Amazon, Alibaba... là rất cần thiết.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, TP. Hà Nội cũng luôn quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng lớn trên thị trường quốc tế, trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Do đó, trong thời gian tới, để mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ ngành nghề cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế, Amazon Global Selling, cùng các cơ quan , đơn vị liên quan tổ chức hội thảo chuyên ngành với các hoạt động đào tạo chuyên sâu, hướng dẫn 1:1 miễn phí, giúp doanh nghiệp có nhiều kỹ năng hơn trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tìm thêm được các kênh xuất khẩu, thị trường mới phù hợp qua TMĐT.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.