Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình

Chia sẻ

Ngày 29/10, Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Y tế phối hợp tổ chức hội thảo tuyên truyền Nghị quyết số 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP”.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội thảoThứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, Nghị quyết số 128 và Quyết định số 4800 là những quy định tạm thời đang được Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại các địa phương để chuẩn bị cho 2 chiến lược đang được xây dựng là Chiến lược thích ứng an toàn mới với đại dịch Covid-19 và Chiến lược phục hồi phát triển kinh tế. 

Theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn, đây là hội nghị đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác truyền thông chủ động đi trước. Hội thảo nhằm trao đổi cụ thể những nội dung quan trọng cần được truyền thông tốt hơn và lắng nghe các cơ quan báo chí qua hoạt động tác nghiệp, trao đổi vướng mắc, kiến nghị, đóng góp với Bộ Y tế trong thực tế truyền thông phòng chống dịch. 

Tại hội thảo, trao đổi về một số vấn đề dư luận và các cơ quan báo chí quan tâm, trong đó có kế hoạch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin: trước diễn biến dịch Covid-19, Việt Nam tích cực nghiên cứu sản xuất vắc-xin Covid-19 và tiếp cận các nguồn vắc-xin khác nhau. Đến nay, Việt Nam đã tiếp cận trên 107 triệu liều vắc-xin và đã phân bổ cho các địa phương để tiêm 78 triệu liều vắc-xin; đồng thời tích cực nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước và chuyển giao công nghệ, trong đó, vắc-xin Nanocovax đang thử nghiệm giai đoạn 3. 

Việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn chuyên môn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Giai đoạn đầu, Bộ Y tế triển khai tiêm cho người từ 18 tuổi, ưu tiên người trên 50 tuổi, qua thực tế đánh giá đây là đối tượng mắc bệnh nền và đối mặt với nhiều nguy cơ khi mắc dịch bệnh. 

Sau thời gian tiêm phòng và đạt tỷ lệ tiêm như hiện nay, Hội đồng vắc-xin của Bộ Y tế họp và thống nhất mở rộng đối tượng tiêm để độ phủ cao hơn và đã ban hành hướng dẫn tiêm cho trẻ 12-17 tuổi.

Việc tiêm vắc-xin cho trẻ em được thực hiện có trọng tâm trọng điểm, theo lộ trình tại những khu vực có nguy cơ caoViệc tiêm vắc-xin cho trẻ em được thực hiện có trọng tâm trọng điểm, theo lộ trình tại những khu vực có nguy cơ cao (Ảnh: minh hoạ)

Hiện có 2 loại vắc-xin được cấp phép có thể tiêm trẻ em là Prizer và Moderna của Mỹ. Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, việc tiếp cận vắc-xin tuy tích cực nhưng số lượng về chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là vắc-xin cho trẻ em. Vì vậy, Bộ Y tế có văn bản đề nghị các tỉnh, thành xây dựng  kế hoạch tiêm vắc-xin, trong đó rà soát, cập nhật đối tượng tiêm là trẻ em. Bộ Y tế sẽ xem xét tình hình để phân bổ vắc-xin hợp lý. 

“Trong chiều nay (ngày  29/10), Bộ Y tế đã giao Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ y tế các tuyến triển khai tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em tại 63 tỉnh thành. Việc tiêm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở các trường học, tiếp theo là các trạm y tế, các trung tâm y tế và các bệnh viện (với trẻ có bệnh nền, béo phì)… đảm bảo công tác tổ chức tiêm chủng vừa  nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên  nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề cập đến việc xét nghiệm người từ vùng dịch. Theo đó, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao nhất là những điểm có người về từ TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và các địa bàn dịch Covid-19 cấp độ 3, 4... Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, thời gian qua, một số lượng lớn người dân đã di chuyển từ các địa phương có số mắc cao, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh; một số địa phương nơi người dân trở về đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng, với những chùm nhiều ca mắc trong ngày nên Bộ đã có bổ sung yêu cầu tiếp tục theo dõi sức khoẻ tránh lây nhiễm ra cộng đồng. 

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".