Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài”

“Tiếng Việt là di sản được thừa kế chứ không phải ngôn ngữ thứ hai“

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chương trình Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN tổ chức tại Hà Nội từ 01 – 15/12/2024, sáng 2/12, Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài” đã diễn ra.

Hoạt động do Ủy ban Nhà nước về NVNONN phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức nhằm tăng cường trao đổi, hỗ trợ các giáo viên kiều bào trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài.

“Tiếng Việt là di sản được thừa kế chứ không phải ngôn ngữ thứ hai“ - ảnh 1
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh chia sẻ với các học viên tại buổi Tọa đàm.

Diễn giả chính của buổi Tọa đàm là Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách “Chào tiếng Việt” - bộ sách dạy tiếng Việt đoạt Giải A Sách Quốc gia năm 2023 và được nhiều độc giả trong và ngoài nước quan tâm.

“Tiếng Việt là di sản được thừa kế chứ không phải ngôn ngữ thứ hai“ - ảnh 2
 Các học viên đã tích cực tham gia vào hoạt động giả định và những tình huống sư phạm cụ thể do Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh thiết kế.

Tại buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh đã chia sẻ những kinh nghiệm, câu chuyện hay trong quá trình bà tham gia dạy tiếng Việt cho trẻ em VNONN. Giới thiệu với các học viên về bộ giáo trình “Chào Tiếng Việt”, bà mong muốn cung cấp thêm cho học viên nguồn tài liệu tham khảo cho việc xây dựng giáo trình giảng dạy tiếng Việt của mình. Các học viên được chia sẻ, trao đổi với diễn giả Thụy Anh và được chính tác giả hướng dẫn cách tiếp cận, sử dụng giáo trình “Chào Tiếng Việt” sao cho hiệu quả nhất; đồng thời, được hướng dẫn triển khai một số hoạt động thực tế tại lớp học, từ cách hòa nhập và thu hút sự chú ý của trẻ đến cách tạo sự hứng thú cho trẻ với ngôn ngữ mẹ đẻ.

“Tiếng Việt là di sản các con được thừa kế chứ không phải học ngôn ngữ thứ 2. Trong môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, nếu không tạo được sự thích thú sẽ khiến trẻ áp lực và chán nản, muốn trẻ học được tiếng Việt phải tạo ra động lực, môi trường cho trẻ, tạo sự mới lạ cho các con, qua đó các con tự ý thức và phát huy tinh thần tự học tiếng Việt”, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh chia sẻ với các học viên.

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho biết, khi giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em VNONN, trước hết bà tìm mọi cách "xóa bỏ sự sợ hãi” và tiết chế nội dung học. Mỗi buổi chỉ đưa ra kiến thức vừa đủ để trẻ không thấy quá dễ và cũng không quá sợ.

Bà cho rằng cần tạo tâm lý cho trẻ học tiếng Việt một cách tự nhiên, có thể cho trẻ vừa học vừa chơi rất dễ nhớ. Thông qua các trò chơi với các từ khóa tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và kết hợp với âm nhạc,… để dễ nhớ và tạo thêm sức hấp dẫn cho việc học ngôn ngữ.

Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí trao đổi, chia sẻ gần gũi bổ ích, thiết thực; các học viên đã tích cực tham gia vào hoạt động giả định và những tình huống sư phạm cụ thể do Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh thiết kế để người học trải nghiệm, rút ra kinh nghiệm và bài học cho riêng mình.

“Tiếng Việt là di sản được thừa kế chứ không phải ngôn ngữ thứ hai“ - ảnh 3

Cũng trong khuôn khổ Khóa tập huấn, nhằm nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa hình thức giảng dạy, Ủy ban Nhà nước về NVNONN còn phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức đào tạo, tập huấn cho các học viên về phương pháp hướng dẫn học sinh dựng hình tượng (trong đồng dao, ca dao, thơ…), cũng như lý thuyết và thực hành tổ chức trò chơi trong giáo dục.

Từ ngày 01-15/12/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài.

Khóa tập huấn năm nay có sự tham gia của 40 giáo viên và tình nguyện viên dạy tiếng Việt về từ 9 quốc gia trên thế giới. Các học viên sẽ tham dự các hoạt động chính gồm: Tập huấn trên lớp về phương pháp giảng dạy tiếng Việt do các giảng viên của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đứng lớp; Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài”; Dự giờ tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội; Tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Nội (viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Phủ Chủ tịch; thăm Văn Miếu – Quốc Tử giám, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng…) và các tỉnh lân cận.

Lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 8h30 ngày 02/12/2024 tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (số 32 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội), với sự tham dự của các học viên và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá cuối năm

WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá cuối năm

(PNTĐ) - Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân vào dịp lễ, Tết, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã làm việc trước với các nhà cung cấp từ 2 đến 3 tháng trước Tết để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng, làm việc với hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng, làm việc với hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

(PNTĐ) - Sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng-làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren, ông Fujimoto Masayoshi và ông Ueno Shingo, chủ trì.
Rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn ​giải ngân ​đầu tư công​ nguồn vốn nước ngoài xuống còn một ngày

Rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn ​giải ngân ​đầu tư công​ nguồn vốn nước ngoài xuống còn một ngày

(PNTĐ) - Rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 1 ngày làm việc đối với rút vốn trực tiếp và tạm ứng); Trực tiếp làm việc với các ban quản lý dự án, các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân… là một số giải pháp do Bộ Tài chính đề xuất để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024.