Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

MAI CHI - CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 16/7, Hội LHPN Hà Nội phối hợp Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo Phát huy vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ trong tuyên truyền, kết nối sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP Hà Nội.

Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 1
Quang cảnh hội thảo.

Sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn được xác định là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết để gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và đảm bảo sức khỏe của nhân dân. Hiện nay, Hà Nội có gần 30 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 159 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; 56 điểm trưng bày giới thiệu, quảng bá và kinh doanh sản phẩm OCOP...

Các hoạt động kêt nối tiêu thụ, phân phối nông sản thông qua hệ thống các chợ, siêu thị, cửa hàng và các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản... được diễn ra thường xuyên, liên tục, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường.

Các nông sản thực phẩm an toàn của Hà Nội được người tiêu dùng Thành phố và các tỉnh thành tin tưởng, sử dụng đã thúc đẩy chuỗi cung ứng, kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn ngày càng phát triển.

Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 2
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, phụ nữ Hà Nội hiện chiếm gần 50% dân số của thành phố, chiếm tỉ lệ lớn lực lượng lao động sản suất, kinh doanh nông sản, đồng thời là những người quyết định trực tiếp đến việc tiêu thụ nông sản thực phẩm. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, những năm qua Hội LHPN Hà Nội đã chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước, Thành phố và kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn; Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử.

Xây dựng, nâng cao chất lượng và nhân rộng nhiều mô hình sáng tạo của phụ nữ trong sản xuất và tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn như: "Sản xuất lúa chất lượng cao theo công nghệ sinh học", "Nuôi gà an toàn sinh học"; "Sản xuất rau an toàn", "Điểm phân phối thực phẩm an toàn", "Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm".

Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 3
Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo.

"Các cấp Hội Phụ nữ Thành phố cũng đã tăng cường hoạt động phối hợp giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở, hộ gia đình chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, phát hiện vấn đề và có những kiến nghị kịp thời với ngành chức năng hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt quy định đảm bảo thực phẩm an toàn.

Hoạt động của Hội đã từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho phụ nữ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô", Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội nói.

Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 4
Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội đề xuất ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động kết nối nông sản, thực phẩm an toàn của phụ nữ Thủ đô.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn của tổ chức Hội và phụ nữ Thủ đô đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước với hơn 10 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập, bên cạnh đó hàng năm còn đón khoảng 20 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tê.

Nhu cầu về thực phẩm an toàn, chất lượng cao đang ngày được người tiêu dùng Thủ đô quan tâm, nhưng việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, kết nối tiêu thụ nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn thiếu đồng bộ.

Người tiêu dùng Thủ đô mà cụ thể ở đây là hội viên phụ nữ (những người quyết định tiêu dùng thực phẩm của gia đình) cũng còn hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.  

Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 5
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa phát biểu kết luận hội thảo.

Tại Hội nghị, các cán bộ, hội viên phụ nữ, nữ doanh nhân đã được lắng nghe các đại biểu là chuyên gia, cán bộ có chuyên môn và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực an toàn thực phẩm, kết nối kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cung cấp, chia sẻ một số quy định về quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm an toàn; các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền bảo đảm chất lượng trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm; kết nối tiêu thụ nông sản an toàn của tổ chức Hội Phụ nữ.

Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 6
Tổ chức Hội LHPN đi đầu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - ảnh 7
Các đại biểu tham quan gian hàng của phụ nữ Thủ đô.

Bên lề hội thảo là các gian hàng giới thiệu, bày bán sản phẩm nông sản an toàn của hội viên phụ nữ Thủ đô, các doanh nghiệp do nữ làm chủ. Các sản phẩm được lựa chọn giới thiệu tại hội thảo đều là những sản phẩm đáp ứng tiêu chí an toàn, chất lượng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

(PNTĐ) - Chung tay cùng cả nước, toàn thể người lao động của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trích 1 ngày lương/người nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3. Bên cạnh đó, MB tiếp tục ủng hộ trực tiếp đến các địa phương vùng bão, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.
Trao hơn 600 triệu đồng của kiều bào hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trao hơn 600 triệu đồng của kiều bào hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3

(PNTĐ) - Chiều 13/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lê Thị Thu Hằng thay mặt cộng đồng người Việt tại Lào, Nhật Bản, Liên bang Nga đã trao số tiền hơn 600 triệu đồng cho Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hội LHPN Gia  Lâm: Kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 16 tấn đu đủ và 13.000 buồng chuối

Hội LHPN Gia Lâm: Kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 16 tấn đu đủ và 13.000 buồng chuối

(PNTĐ) - Tại huyện Gia Lâm, bão số 3 (Yagi) đi qua đã để lại hậu quả và gây thiệt hại nặng về nông sản của người nông dân do ảnh hưởng của mưa lũ. Với tinh thần tương thân tương ái, thời gian qua, Hội LHPN Gia Lâm đã kêu gọi các cấp Hội, tổ chức, cá nhân hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản, chung tay cùng người dân từng bước khắc phục hậu quả sau bão.