Tọa đàm trực tuyến “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”

HẢI NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tọa đàm “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai” nhằm làm rõ những khó khăn, thách thức, cũng như đề xuất những giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu nói trên. Ban tổ chức cùng các khách mời sẽ chia sẻ về định hướng phát triển của xe buýt Hà Nội trong tương lai, mà ở đó, xe buýt - một loại hình vận tải hành khách công cộng phổ biến, gắn với hình ảnh văn minh, thân thiện và hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến cảnh quan môi trường.

Việc chuyển sang xe buýt xanh là xu hướng tất yếu

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân xuất phát từ các phương tiện giao thông cá nhân, khi hiện có hơn 6 triệu xe máy, 800.000 ô tô đang hoạt động trên địa bàn thành phố, trong đó, có nhiều xe đã cũ vẫn hoạt động. Nếu không có biện pháp mạnh về giao thông xanh, không thể giúp Hà Nội giảm ô nhiễm.

Thực tế hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tới hơn 2.000 xe buýt được trợ giá đang hoạt động, nhưng chỉ có 277 xe sử dụng năng lượng sạch, bao gồm 139 xe sử dụng khí hóa lỏng (CNG) và 138 xe buýt điện. Số lượng xe buýt sử dụng năng lượng sạch đạt tỷ lệ 13,6% tổng số xe toàn mạng lưới xe buýt. Ngoài ra, trong số xe buýt đang vận hành có hơn 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV trở lên. Còn lại 1.575 phương tiện đang sử dụng nhiên liệu dầu diesel cần thay thế.

Thời gian qua, đã có nhiều kiến nghị của các nhà tài trợ, chuyên gia nghiên cứu đề xuất tăng cường hệ thống giao thông công cộng xanh, nhưng thành phố còn thiếu số lượng xe buýt cũng như tuyến kết nối; còn nhiều xe chạy bằng diesel, trong khi nghiên cứu khoa học cho thấy, xe chạy bằng diesel gây ra nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc chuyển sang xe buýt xanh là xu hướng tất yếu.

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”, chia sẻ về việc nếu toàn bộ phương tiện xe buýt tại Hà Nội chuyển đổi sang buýt điện, đời sống người dân đô thị sẽ thay đổi ra sao, TS Hoàng Dương Tùng cho biết: "Lúc đó, hình ảnh Thủ đô Hà Nội thật tuyệt vời. Có lẽ, nhiều người giống tôi, khi ở nơi khác về đến sân bay Nội Bài sẽ cảm thấy khó thở, đó là do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi Hà Nội chuyển hết sang xe buýt xanh, chất lượng không khí chắc chắn sẽ tăng lên". Việc xanh hoá thành công hệ thống xe buýt cũng là minh chứng thể hiện sự quyết tâm của cơ quan quản lý.

Khi người dân chuyển phương tiện của mình sang phương tiện xanh, hạ tầng, cảnh quan của Hà Nội cũng sẽ thay đổi nhiều. Và như thế, lối sống văn hóa, văn minh của người Hà Nội cũng sẽ được nâng lên. Hà Nội sẽ là thành phố xanh, sạch, đẹp, thành phố thực sự đáng sống.

Tọa đàm trực tuyến “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai” - ảnh 1
Khi người dân chuyển phương tiện của mình sang phương tiện xanh, hạ tầng, cảnh quan của Hà Nội cũng sẽ thay đổi nhiều. 

Ông Nguyễn Công Nhật, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Sinh thái VinBus cho hay: Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn nạn nhân loại phải đối mặt. Ai cũng từng có trải nghiệm về tình trạng không khí ngột ngạt, bức bối, khó chịu bởi ô nhiễm môi trường. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm nặng về không khí, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, giảm chất lượng cuộc sống.

Net zero không còn là khẩu hiệu, mà là "mệnh lệnh" cuộc sống, đòi hỏi chúng ta chung tay giải quyết, đặc biệt khi Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Mục tiêu này muốn đạt được đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, với quyết tâm chính trị cao. Với sứ mệnh của mình, Vingroup là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ, nhận thấy cần cùng cộng đồng, Chính phủ thực hiện cam kết.

Chia sẻ về những khó khăn, trở ngại trong những ngày đầu đưa buýt điện vào vận hành, ông Nguyễn Công Nhật cho biết, thực tế, các tuyến xe buýt điện được triển khai từ năm 2019, nhưng do đại dịch Covid-19 nên từ 2021 mới đi vào hoạt động. Một trong những trở ngại lớn là do loại hình này lần đầu hoạt động tại Việt Nam, thành phố đã có chính sách trợ giá cho người dân sử dụng xe buýt truyền thống, nhưng với xe buýt điện thì tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0 nên vào thời điểm đó, rất khó thu hút người dân tham gia buýt điện.

Trở ngại lớn thứ hai là kinh nghiệm, kiến thức cho hoạt động xe buýt điện, yêu cầu về kỹ thuật khác nhiều so với xe buýt thông thường nên chúng tôi phải ra nước ngoài học tập. Đến giờ phút này, hệ thống đã hoạt động rất trơn tru về cả quy trình vận hành và con người", ông Nguyễn Công Nhật cho biết.

Hiệu quả hoạt động của những tuyến buýt xanh

Đánh giá về hiệu quả hoạt động của những tuyến buýt xanh về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường đối với Thủ đô, ông Trần Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch vận hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội, cho rằng, vận tải hành khách công cộng những năm qua được thành phố quan tâm chỉ đạo phát triển.

Cuối năm 2021, Sở Giao thông Vận tải đã đưa vào vận hành 3 tuyến buýt điện đầu tiên trong cả nước. Đến hết năm 2023, thành phố đã có 10 tuyến xe buýt điện. Tổng số tuyến xe buýt sử dụng năng lượng điện, sạch là 20 tuyến, trong đó, có 10 tuyến sử dụng điện, 10 tuyến sử dụng khí năng lượng tự nhiên CNG.

Tọa đàm trực tuyến “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai” - ảnh 2
Ông Trần Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch vận hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội. Ảnh: Viết Thành

Qua theo dõi, đánh giá, các tuyến xe buýt điện vận hành gần 3 năm qua cho thấy hiệu quả toàn diện. Về mặt kinh tế, việc đưa các tuyến xe buýt điện được nhân dân, hành khách đồng tình ủng hộ. Vào những khung giờ cao điểm, hệ số sức chứa vượt quá 100%. Chất lượng dịch vụ của xe buýt điện hoàn thiện hơn so với xe buýt thông thường. Thời gian tới, thành phố sẽ nhân rộng xe buýt điện ra toàn mạng xe buýt và sử dụng năng lượng sạch.

Theo thống kê của các chuyên gia, khí thải ô nhiễm môi trường ở đô thị có tới 70% bắt nguồn từ các phương tiện giao thông. Vào những khung giờ cao điểm, nồng độ ô nhiễm khí thải có thể tăng gấp 3 - 4 lần. Do đó, việc sử dụng xe buýt điện sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường cũng như thu hút được hành khách tăng cường sử dụng xe buýt, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, qua đó, kéo giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, góp phần làm cho thành phố xanh - sạch - đẹp.

Đánh giá về vai trò của phương tiện xanh trong việc cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị, ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, nhiều năm gần đây, Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng, chỉ số ô nhiễm ở mức kém và xấu.

"Với mục tiêu năm 2035 chuyển sang 100% xe buýt xanh, tôi nghĩ rằng hành trình này không phải của tương lai xa, mà đang diễn ra, và cần diễn ra càng sớm càng tốt, vì đây là yêu cầu tất yếu khi có hạ tầng rất phát triển của các doanh nghiệp như Vingroup. Hơn nữa, theo Luật Thủ đô vừa được Quốc hội ban hành, ở các vùng phát thải thấp, sẽ có những vùng hạn chế việc ô nhiễm do xe máy, ô tô gây ra. Cùng với nhận thức của người dân, việc chuyển sang xe buýt xanh là xu hướng tất yếu", ông Hoàng Dương Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, nhiều người cho rằng tiến trình này sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém, nhưng kinh nghiệm từ nhiều thành phố trên thế giới, như Bắc Kinh, từ một thành phố rất ô nhiễm, nhờ chính quyền đặt quyết tâm cao và dành rất nhiều công sức, tài chính để hợp lực các phương án, cương quyết chuyển phương tiện giao thông từ năng lượng hóa lỏng sang giao thông xanh, tình hình đã được cải thiện đáng kể.

“Lợi ích của phương tiện xanh, sạch đã rõ và là xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chi phí đầu tư phương tiện năng lượng điện, năng lượng xanh cao gấp 2-4 lần so với xe buýt diesel, đang là những khó khăn, thách thức lớn với doanh nghiệp. Cùng với đó là các vấn đề về hạ tầng, trạm sạc… Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp”, ông Lại Bá Hà nói.

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui trong những “mái ấm tình thương” của Báo Hội

Niềm vui trong những “mái ấm tình thương” của Báo Hội

(PNTĐ) - Tiếp tục chương trình trao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo năm 2024 do Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trao tặng, sáng 26/12, tại huyện Thường Tín, Hà Nội, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô đã trao 2 mái ấm tình thương cho 2 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hà Hồi và xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín. Đây là hoạt động ý nghĩa của Báo Phụ nữ Thủ đô trước thềm năm mới 2025.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Chiều 26/12/2024, Hội LHPN Việt Nam và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; nghiên cứu, trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.
Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

Phụ nữ Việt Nam phát huy tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước

(PNTĐ) -  "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra vận hội chưa từng có để nhân dân Việt Nam, để Phụ nữ Việt Nam có thể phát huy cao nhất tâm huyết, trí tuệ, tài năng, khát vọng cống hiến vì sự thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc của gia đình và cá nhân mình".