TP Hà Nội chủ động xây dựng các phương án chống dịch từ sớm, toàn diện

Chia sẻ

Sáng nay (ngày 9/12), trong ngày làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 3, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; việc triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại Hà Nội.

Đồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP báo cáo công tác phòng chống dịchĐồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP báo cáo công tác phòng chống dịch (Ảnh: PV)

Thực hiện tốt phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo về công tác phòng chống dịch, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận tổng số 14.925 ca, trong đó 5.443 ca ngoài cộng đồng. Trong đó, ở giai đoạn phòng, chống dịch trong tình hình mới (từ ngày 21/9- 10/10/2021), TP ghi nhận 114 ca mắc (trung bình 5,7 ca/ngày), có 8 ca ngoài cộng đồng. Trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP (từ ngày 11/10  đến 12h00 ngày 08/12/2021), ghi nhận 10.618 ca mắc (trung bình 186 ca/ngày), có 4.123 ngoài cộng đồng.

Về công tác tiêm chủng, TP tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 94,3%; tiêm mũi 2 đạt 85%. Với người trên 50 tuổi, tiêm mũi 1 đạt 88,1%; tiêm mũi 2 đạt 83,6%. Với trẻ em từ 15-17 tuổi, tiêm mũi 1 đạt 94,9%; trẻ em từ 12-14 tuổi, tiêm mũi 1 đạt 75,9% và đang tiếp tục tiêm cho trẻ em theo tiến độ cấp vắc-xin của Bộ Y tế.

Đồng chí Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: Với tinh thần cầu thị và quyết tâm cao, TP đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, chuyển hướng mạnh mẽ từ phòng ngự sang tấn công với nhiều nhiệm vụ mới, khó, chưa có tiền lệ; kiểm soát chặt chẽ nhưng không cực đoan, thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường mới, học sinh của một số khối lớp đã quay trở lại trường học.

Đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng:  tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và triển khai các giải pháp theo Nghị quyết 128 của Chính phủ; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, khu dân cư, người dân theo chủ động, thận trọng, thống nhất; chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở và tăng cường thành lập mới các trạm y tế lưu động, đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất… 

Thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nâng cao năng lực điều trị tại các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong; tiêm vắc xin mũi một phòng Covid-19 cho những người chưa được tiêm, nhất là người có bệnh nền và học sinh THCS… 

Chủ động xây dựng các phương án chống dịch từ sớm, toàn diện

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình - tổ quận Tây Hồ đặt câu hỏi chất vấnĐại biểu Nguyễn Thanh Bình - tổ quận Tây Hồ đặt câu hỏi chất vấn (Ảnh: PV)

Chất vấn các vấn đề quan tâm đến công tác phòng chống dịch, các đại biểu: Nguyễn Thanh Nam (tổ huyện Phú Xuyên), Nguyễn Thanh Bình (tổ quận Tây Hồ), Nguyễn Quang Thắng (tổ quận Long Biên) đề nghị Sở Y tế cho biết có giải pháp đáp ứng điều trị các ca bệnh, công tác vận chuyển F0, nâng cao năng lực xét nghiệm để khắc phục tình trạng chậm trả kết quả xét nghiệm như hiện nay cũng như việc cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà như thế nào?

Trả lời các vấn đề trên, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, dự báo thời gian tới dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và có thể lên tới 1.000 ca/ngày. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng hơn Delta.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà trả lời câu hỏi của các đại biểuGiám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà trả lời câu hỏi của các đại biểu (Ảnh: PV)

Song, hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin 2 mũi tại Hà Nội đạt trên 95% nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng chủ yếu là F0 thể nhẹ không triệu chứng nên TP chủ trương điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở. Với quyết tâm tập trung của cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã chủ động, cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Biến chủng mới Omicron xuất hiện ở Nam Phi, đã ghi nhận ở nhiều nước, có khả năng lây lan cao hơn Delta. Theo Tổ chức Y tế thế giới, vắc-xin có thể bảo vệ được người dân đã tiêm chủng trước biến chủng này. Dù chưa ghi nhận trong cộng đồng, nhưng TP bám sát thực tiễn, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch từ sớm, toàn diện, đồng bộ ở mức cao nhất có thể để tránh bị động, bất ngờ; chỉ đạo CDC giải trình gen những trường hợp nghi ngờ; kiến nghị dừng chuyến bay từ các quốc gia có biến chủng này.

Bên cạnh đó, TP đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vắc-xin mũi 2 cho người dân. Ngoài nỗ lực của hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của nhân dân vào công tác phòng, chống dịch.

Về việc thực hiện cách ly F1 tại nhà, cơ sở lưu trú, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, TP đã rà soát 30/30 quận, huyện, thị xã với 2.109.525 hộ dân, trong đó 804.631 hộ đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà; TP đã phê duyệt 18 cơ sở lưu trú làm nơi cách ly F1, đã cách ly 403 trường hợp. Việc điều trị F0 thể nhẹ, cách ly F1 tại nhà là chủ trương đúng đắn, song lực lượng y tế cần sự hỗ trợ để giám sát với những trường hợp này. TP đã ban hành phương án trong đó có phân tầng thực hiện điều trị tại các bệnh viện và các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng 100.000 ca bệnh, đảm bảo 1.000 giường cho bệnh nhân nặng.

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.