Trăn trở làm kinh tế báo chí trong giai đoạn mới

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kinh tế báo chí luôn là vấn đề rất cấp thiết, mang tính “sống còn”, “một bài toán cần có lời giải” hữu hiệu, nhất là đối với cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính. Trong bối cảnh kinh tế báo chí ngày càng khó khăn do phần lớn nguồn thu từ báo in ngày càng giảm, các cơ quan báo chí ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang nỗ lực tìm giải pháp để có thể làm tốt kinh tế báo chí.

Nhiều khó khăn khi nguồn thu của cơ quan báo chí sụt giảm

Tỉnh Hòa Bình hiện có 3 cơ quan báo chí là Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh- Truyền hình Hòa Bình và Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Hiện nay, 2 cơ quan báo chí của tỉnh là Báo Hòa Bình và Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh đã phải tự chủ tài chính 1 phần, từ cơ chế “bao cấp” chuyển sang cơ chế nhà nước “đặt hàng” báo chí.

Trăn trở làm kinh tế báo chí trong giai đoạn mới - ảnh 1
Các đại biểu chia sẻ về làm kinh tế báo chí trong giai đoạn mới

Theo bà Bùi Thúy Hằng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình, khi Nhà nước, ở quy mô địa phương là tỉnh “đặt hàng” thì đương nhiên cũng đặt ra yêu cầu với các cơ quan báo chí. Đó là: Phải có một lượng đối tượng độc giả, khán thính giả nhất định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

Hiện, mặc dù yêu cầu của tỉnh ở mức chung nhưng thực sự không dễ làm. Bởi, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia đạt ra nhiều thách thức, khiến cho doanh thu của các cơ quan báo chí ngày càng sụt giảm. Trong khi đó kinh phí sản xuất ngày càng tăng trên tất cả các lĩnh vực, từ nhuận bút, thù lao chi trả cho nhân lực, tổ chức sản xuất đến chi phí bản quyền… Định mức tối đa chưa thể bắt kịp với tình hình thực tế khiến hoạt động của các cơ quan báo chí đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Trong khi đó, theo Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên, hiện nay, nguồn thu chính của các cơ quan báo chí Việt Nam đến từ: Quảng cáo; ngân sách từ nhà nước/cơ quan chủ quản; doanh thu từ phát hành báo in; hợp đồng truyền thông, nội dung được tài trợ, tiếp thị liên kết; quảng cáo điện tử và một số nguồn thu phi truyền thống khác.

Trăn trở làm kinh tế báo chí trong giai đoạn mới - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị

Tuy nhiên, hầu hết các đài truyền hình đều không khai thác được hết thời lượng quảng cáo trong 1 ngày trên kênh, chương trình theo quy định cho phép của Luật Quảng cáo. Báo in, báo điện tử hay phát thanh, truyền hình đều dựa khá nhiều vào nguồn thu quảng cáo. Có lúc, doanh thu từ quảng cáo luôn chiếm trên 60%, thậm chí, đối với một số cơ quan báo chí là trên 90%. Hiện nay các cơ quan báo chí đang phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi khoảng 70% doanh thu của báo chí chính thống. Ngoài ra, các cơ quan báo chí đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó là cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước. Nhiều cơ quan báo chí lớn nguồn thu năm nay giảm một nửa và báo chí tỉnh Điện Biên cũng không tránh được tình trạng trên.

Báo chí Hà Nội sáng tạo các cách làm kinh tế báo chí

 Thực tế này đã buộc các cơ quan báo chí phải đa dạng các hình thức làm kinh tế. Phát biểu tại hội thảo nghiệp vụ báo chí với chủ đề “Kinh tế báo chí trong giai đoạn mới” do Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức trong khuôn khổ Chương trình giao ban Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc đường 6 (gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) sáng ngày 30/9/2024, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập báo Hànộimới cho biết, thời gian qua, Báo Hànộimới làm kinh tế báo chí thông qua các hoạt động như phát hành, quảng cáo, tổ chức các sự kiện, chương trình từ thiện xã hội.

Báo Hànộimới đã triển khai sử dụng phần mềm phát hành chuyên biệt, zalo, viber và google doc. Về công tác quảng cáo, Báo đã từng bước ứng dụng công nghệ số, cụ thể là hình thức quảng cáo trực tuyến hiển thị. Hình thức quảng cáo hiển thị có ưu điểm là dễ đo lường, từ chi phí trên từng tương tác quảng cáo, trên mỗi người dùng đến chi phí trên mỗi đơn hàng. Ngoài ra, Báo cũng tích cực tổ chức sự kiện, chương trình từ thiện xã hội. Để thực hiện tốt công tác này, Báo Hànộimới không chỉ huy động nguồn lực từ tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên mà còn sử dụng vị thế, uy tín của một tờ báo lớnđể vận động, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tấm lòng nhân ái cùng tham gia.

Còn Báo Kinh tế đô thị đã tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ để từng bước số hóa và xây dựng tòa soạn hội tụ nhằm đưa ra các sản phẩm báo chí đa phương tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin trong tình hình mới. Đến nay, Báo Kinh tế & Đô thị đã bước đầu hình thành hệ sinh thái số với 7 ấn phẩm điện tử và các nền tảng mạng xã hội của báo như Zalo, Facebook, Youtube... tạo sự lan tỏa, tương tác thông tin với gần 15 triệu lượt bạn đọc truy cập mỗi tháng. Ngoài nguồn thu từ phát hành 2 ấn phẩm báo in và các chuyên trang điện tử, nền tảng mạng xã hội của báo cũng đã tạo nguồn thu đáng kể thông qua quảng cáo số và hợp tác truyền thông giữa báo với các đối tác doanh nghiệp, tổ chức.

Trăn trở làm kinh tế báo chí trong giai đoạn mới - ảnh 3
Bà Lê Quỳnh Trang, Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô phát biểu cho biết thời gian qua, Báo đã linh hoạt sáng tạo các hình thức làm kinh tế

Với Báo Phụ nữ Thủ đô, theo bà Lê Quỳnh Trang, Tổng biên tập Báo, để tạo nguồn thu để hoạt động, trả lương cán bộ, phóng viên, trả nhuận bút và nhiều hoạt động khác, thời gian qua, báo Phụ nữ Thủ đô đã linh hoạt sáng tạo các hình thức làm kinh tế.

Thứ nhất, Báo xây dựng chính sách thu hút quảng cáo hợp lý nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và khai thác khách hàng tiềm năng. Báo Phụ nữ Thủ đô đã đẩy mạnh nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tờ báo để mở rộng độc giả và thu hút doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa giữa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị với đăng tải các thông tin phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của độc giả. Nhờ đó, báo giấy vẫn thu được một nguồn kinh phí từ quảng cáo nhất định, dù khiêm tốn hơn trước đây nhưng vẫn đóng góp một phần vào tổng doanh thu của Báo. Bên cạnh đó, Báo tiếp tục đẩy mạnh thu hút quảng cáo trên các ấn phẩm báo điện tử và coi đây là lượng khách hàng tiềm năng và không giới hạn... Báo cũng đưa ra các chính sách như đăng quảng cáo trên báo giảm giá quảng cáo trên online và ngược lại...

Thứ hai, Báo chủ động tạo nguồn thu bằng việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động dưới hình thức liên kết như liên kết truyền thông, tổ chức sự kiện, huy động nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, đơn vị đồng hành để phối hợp tổ chức các cuộc thi trên báo, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, hội nghị biểu dương, khen thưởng...

Thứ ba, phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị đồng hành tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện vì cộng đồng. Những hoạt động này đã đem lại nguồn thu cho Báo Phụ nữ Thủ đô để triển khai các hoạt động cộng đồng, thông qua các bài viết trên Báo sẽ giúp cả Báo và doanh nghiệp lan tỏa thương hiệu, uy tín, vị thế, tinh thần nhân văn, đồng thời Báo lại tiếp tục thu hút được các doanh nghiệp, đơn vị tìm tới mình.

Thứ tư, Báo tiếp nhận nguồn thu từ hoạt động tuyên truyền theo hợp đồng ký với các Sở, ban ngành, các cơ quan khác. Mỗi năm, nguồn kinh phí này mà đã đóng góp lớn vào nguồn thu của Báo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố”

Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố”

(PNTĐ) - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” được tổ chức tại khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội (19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20h10 ngày 10/10/2024 với 3 chương với nội dung về trận địa trong thành phố; 9 năm lòng vẫn hướng về Thủ đô; Bài ca Hà Nội.
Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng

(PNTĐ) - Sáng 7/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm đồng chí Trần Duy Hưng (quận Nam Từ Liêm).
Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

(PNTĐ) - Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

(PNTĐ) - Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều tối ngày 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam, thủ đô Paris.