Trình Quốc hội Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 9, ngày 15/5 Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, căn cứ Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các luật đang dự kiến sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, các nhiệm vụ, giải pháp được phân loại, đề xuất thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TƯ theo 3 nhóm.

Trình Quốc hội Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày

Một là, dự thảo Nghị quyết tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách, cần tháo gỡ ngay, tác động lớn đến niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đồng thời, không thuộc phạm vi điều chỉnh của các Luật có trong Chương trình xây dựng pháp luật Kỳ này.

Thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn, là: Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Hai là, đối với các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/TW cần được thể chế hóa, sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của một số Luật có trong Chương trình xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ Chín, Chính phủ giao các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật này khẩn trương rà soát, nghiên cứu, thể chế hóa ngay tại các dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Ba là, đối với các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/TW mang tính định hướng, chưa cấp bách, cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, Chính phủ giao các cơ quan nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, trình Quốc hội xem xét thông qua ở những kỳ họp tiếp theo. Đồng thời, quy định một số nguyên tắc tại dự thảo Nghị quyết làm định hướng để sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật sắp tới.

Trong đó, dự thảo Nghị quyết quy định các chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, như hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công. Quy định hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các dự án xanh, tuần hoàn…; mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tài chính, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

Dự thảo Nghị quyết quy định hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi thuế cho các hoạt động này. Nhà nước hỗ trợ xây dựng, hoặc thuê, mua các nền tảng dùng chung; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành đến năm 2030.

Dự thảo cũng quy định 2 chính sách cho nhóm doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong, gồm đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, quan trọng quốc gia; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Trình Quốc hội Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi báo cáo thẩm tra

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, ổn định lâu dài của hệ thống pháp luật, đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, nghị quyết khác cùng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nội dung của Nghị quyết số 68-NQ/TƯ để thể chế hóa ngay tại các dự án luật, dự thảo nghị quyết này, sớm có văn bản chính thức gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chỉ đạo rà soát các nội dung khác có nội hàm, mục tiêu rõ ràng có thể cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2025 để đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Chín. Nghiên cứu đề xuất xây dựng pháp luật để kịp thời bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 10 và định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI.

Để bảo đảm hiệu quả thực hiện, đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc rà soát dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và cân đối nguồn lực thực hiện cơ chế, chính sách theo Nghị quyết như ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đa số Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng tán thành quy định tại Điều 2 về các cơ chế, chính sách được áp dụng chung đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Đối với một số cơ chế, chính sách cần có quy định cụ thể hơn về điều kiện đối với đối tượng áp dụng, Nghị quyết quy định ngay tại các điều, khoản có liên quan hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bảo đảm đúng đối tượng được hỗ trợ, ưu đãi, bảo đảm mục tiêu chính sách.

Trình Quốc hội Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân - ảnh 3
Quang cảnh kỳ họp

Về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ tại khoản 4 Điều 7 dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị nghiên cứu hoàn thiện quy định này để tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư bảo đảm tính khả thi của quy định, tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất.

 

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

(PNTĐ) -Trong bất kỳ quốc gia nào, Hiến pháp không chỉ là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mà còn là biểu tượng của ý chí nhân dân, là định hướng chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Mỗi lần sửa đổi Hiến pháp là một lần toàn dân tộc cùng nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai. Với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông ngoại thành Hà Nội lại là một đảng viên, tôi coi việc góp ý cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một trách nhiệm chính trị, một bổn phận công dân và cũng là một sự trăn trở của người làm giáo dục.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn trao Huy hiệu Đảng tại quận Đống Đa

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn trao Huy hiệu Đảng tại quận Đống Đa

(PNTĐ) - Mặc dù tuổi đã cao, song các bác, các đồng chí vẫn tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, gương mẫu đi đầu trong nhiều lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định an ninh, trật tự của quận Đống Đa, đóng góp vào thành công chung của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô trong những năm qua.