Truy xuất nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Công ty cổ phần công nghệ Chống giả Việt Nam (ACTIV) tổ chức diễn đàn “Hợp tác phát triển kinh tế - Bảo vệ thương hiệu - Bảo vệ người tiêu dùng năm 2024”.

Truy xuất nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng - ảnh 1
Quang cảnh hồi nghị

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu, doanh nghiệp nổi tiếng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn. 

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các vụ việc vi phạm còn xuất hiện và phổ biến trên các kênh thương mại điện tử với quy mô, tốc độ ngày càng lớn, khiến cho lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý. 

Vấn nạn này, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tác dụng đến giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp trước tình trạng này, nhằm nhận diện rõ hơn và trao đổi kỹ lưỡng hơn về những vấn đề trên tại diễn đàn “Hợp tác phát triển kinh tế - Bảo vệ thương hiệu - Bảo vệ người tiêu dùng năm 2024”.

Ông Lương Minh Huân - Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp - VCCI cho biết: Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm, coi trọng đến việc đầu tư vào sản xuất, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng và giá cả hợp lý.

Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và thương hiệu của doanh nghiệp, đó là tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Rõ ràng, không doanh nghiệp nào muốn sản phẩm - dịch vụ của mình bị khách hàng hiểu nhầm, không phân biệt được với các sản phẩm giả mạo, sản phẩm kém chất lượng. Chính vì vậy, việc có thể giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Truy xuất nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng - ảnh 2
Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, chia sẻ tại diễn đàn

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích. Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chuỗi cung ứng liên quan, góp phần hỗ trợ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khi sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng. Điều này giúp hạn chế tình trạng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.

Truy xuất nguồn gốc giúp ngăn chặn việc sao chép không hợp pháp và sản xuất hàng giả. Các thông tin chi tiết về nguồn gốc và quá trình sản xuất giúp phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả.

Truy xuất nguồn gốc là một cách để thể hiện sự minh bạch và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Qua đó giúp chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường được quy định bởi các tổ chức quốc tế. Điều này tạo lòng tin từ phía đối tác kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy mối quan hệ thương mại và tạo lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Truy xuất nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng - ảnh 3
Ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phẩn công nghệ chống giả Việt Nam  (ACTIV) phát biểu

Ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phẩn công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) cho biết: Chương trình mang ý nghĩa thiết thực với mục đích chia sẻ các giải pháp bảo vệ thương hiệu, chuyển đổi số, giới thiệu quảng bá các thương hiệu, hàng hóa, sản phẩm có ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc TruData. Hàng trăm doanh nghiệp tiêu biểu có sản phẩm thuộc trong ngành: Thuốc - thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, tiêu dùng, nông nghiệp, đặc sản vùng miền, thực phẩm chế biến, phụ kiện… đều ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc TruData và đã, đang và có tiềm năng xuất khẩu sang nước ngoài, tham gia hội thảo giao thương quốc tế sẽ xuất hiện trong chương trình. 

 

Tin cùng chuyên mục

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1982), Bùi Xuân Thành (SN 1990) và 10 bị cáo khác đều ở Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về tội “Cướp tài sản”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1985, ở Hà Giang).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PNTĐ) - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và đại diện lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thủ đô.
Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.