Tự hào và biết ơn những đóng góp của phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954-10/10/2024; 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là dịp để mỗi người dân Hà Nội, trong đó có các cán bộ, hội viên phụ nữ Hà Nội trân trọng tri ân những đóng góp của các phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô.

Tự hào và biết ơn những đóng góp của phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô - ảnh 1
Các đại biểu tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Tự hào và biết ơn những đóng góp của phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô - ảnh 2
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng Phó giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Nguyễn Văn Dương trao tặng Huy hiệu Bác Hồ và tặng quà  tới các nhân chứng lịch sử

 

Tự hào và biết ơn những đóng góp của phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô - ảnh 3
Ủy viên Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu tại buổi gặp mặt

Tự hào đóng góp của phụ nữ Thủ đô năm xưa

Theo bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội trong những năm kháng chiến, phụ nữ Thủ đô  cùng các lực lượng sôi nổi tham gia chống thực dân Pháp với nhiều hoạt động như: cất giấu tài liệu, bảo vệ và nuôi giấu cán bộ, tham gia lực lượng tự vệ, nữ dân quân, giao thông liên lạc, làm công tác hậu cần phục vụ kháng chiến, tổ chức quần chúng đấu tranh bãi thị, bãi khoá, làm công tác dân vận, địch vận; chuẩn bị biểu ngữ, khẩu hiệu, tổng vệ sinh sạch đẹp đường phố… chuẩn bị đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

Với một lòng tin tưởng sâu sắc vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hà Nội, phụ nữ Hà Nội đã kiên cường, anh dũng, chịu đựng gian khổ, hy sinh, nhiều người đã không tiếc máu xương, hiến trọn tuổi thanh xuân, giữ trọn khí tiết bảo vệ tổ chức, bảo vệ cơ sở cách mạng, nêu tấm gương kiên trung, bất khuất.

Hoà bình lập lại, các bác tiếp tục là những cán bộ, đảng viên ưu tú, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, hăng hái tham gia phong trào phụ nữ thi đua “5 tốt”, “Ba đảm đang”, nhiều bác giữ các cương vị lãnh đạo sở, ngành và các địa phương như bác Nguyễn Thị Thành Nhân, trưởng ban liên lạc cán bộ phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô, nguyên Giám đốc Sở ăn uống Hà Nội; bác Lê Thị Toan - nguyên bí thư Đảng đoàn phụ nữ, chủ tịch Hội Nông dân tập thể Hà Nội, PCT Ủy ban MTTQ TP… Đến nay khi tuổi đã cao, các bà, các bác vẫn tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, động viên con cháu thực hiện; là những tấm gương cho thế hệ phụ nữ hôm nay học tập và noi theo. 

Với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, cho sự phát triển phụ nữ, các bác đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động, Huân chương Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng như bác Lê Thị Toan, bác Công Thị Thu (nữ giao liên, tiểu đội trưởng, trưởng ban cán sự phụ nữ xã); Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng như bác Nguyễn Thị Mỹ, bác Nguyễn Thị Thường (đoàn viên phụ nữ cứu quốc, đội Hoàng Diệu hoạt động nội thành, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Hỏa Lò), Bác Ngô Thị Ngọc Diệp (Đoàn ca múa nhạc Tổng cục Chính trị tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và giải phóng Thủ đô) - Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng…

Tự hào và biết ơn những đóng góp của phụ nữ tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô - ảnh 4
Các bà các cô những phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô vui mừng trong buổi gặp mặt sáng 3/10

Đến tích cực phát huy truyền thống hôm nay

Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, truyền thống của Thủ đô anh hùng, tiếp bước các thế hệ phụ nữ đi trước, những năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa nghị quyết và các chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, vận dụng, sáng tạo tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô như phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc", xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch” đã được Trung ương Hội nhân rộng thành phong trào trong toàn quốc; các phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân lao động, Người tốt việc tốt, phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, "Phòng chống ma túy từ gia đình”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”… được thực hiện với hình thức đa dạng, phong phú thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc, tham gia xây dựng nông thôn mới, trật tự văn minh đô thị có chuyển biến tích cực với nhiều mô hình, cách làm hay. Các chương trình, đề án hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ, vai trò của tổ chức Hội trong giám sát, phản biện xã hội được nâng lên đã góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.  

Video Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội trao tặng Huy hiệu Bác Hồ tới các bà, các cô phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô:

Tự hào về 70 năm Thủ đô giải phóng, với lòng trân trọng, tự hào, ghi nhớ và biết ơn những đóng góp của các bác, các cô đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô và sự phát triển của phong trào phụ nữ, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô hôm nay sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí, cộng đồng trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, chỉ đạo tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, các nhiệm vụ công tác Hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và Thủ đô.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

Những dấu ấn nổi bật của ngành Tuyên giáo Thủ đô năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024, ngành Tuyên giáo Hà Nội đã làm tốt vai trò tham mưu chỉ đạo, định hướng hiệu quả công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, nhất là tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử trọng đại của thành phố Hà Nội, của đất nước.
10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

(PNTĐ) -  Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024... sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài

Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài

(PNTĐ) - Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.