Việt Nam, Campuchia tổ chức Hội nghị hợp tác, phát triển các tỉnh biên giới

Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 25/4, tại TP. Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đồng chủ trì Hội nghị lần thứ 12 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.

Việt Nam và Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Năm 2005, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất đề ra phương châm mới trong phát triển quan hệ song phương là "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".

Với định hướng đó, quan hệ hợp tác hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Quan hệ chính trị Việt Nam - Campuchia tiếp tục phát triển tốt đẹp. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc và trao đổi dưới nhiều hình thức, kể cả khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước với các cơ chế hợp tác thiết thực được triển khai ngày càng hiệu quả, đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu.

Các hoạt động ngoại giao nhân dân của Mặt trận, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Hội Hữu nghị, các tổ chức đoàn thể quần chúng của hai nước, nhất là tại các tỉnh biên giới, diễn ra sôi nổi và rộng khắp, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân nói chung, thế hệ trẻ nói riêng về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước.

Việt Nam, Campuchia tổ chức Hội nghị hợp tác, phát triển các tỉnh biên giới - ảnh 1

Với định hướng phát triển quan hệ song phương "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", quan hệ hợp tác Việt Nam, Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực - Ảnh: VGP/Hải Minh

Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng giữa hai nước được tăng cường. Hai bên luôn khẳng định không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh của nước kia.

Trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền.

Năm 2019, hai bên đã ký 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia. Hai bên đang nỗ lực đàm phán giải quyết việc phân giới cắm mốc chưa hoàn thành (16% còn lại) để tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Chính phủ hai nước cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước.

Hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, Việt Nam có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký 2,92 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ 2 trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.

Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia đã và đang đóng góp tích cực vào công tác bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển thịnh vượng của Vương quốc Campuchia.

Các lĩnh vực hợp tác về giáo dục - đào tạo, giao thông - vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông... cũng được quan tâm, đẩy mạnh. Hằng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng dài hạn cho sinh viên Campuchia sang học tại Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Campuchia ngày càng nhiều.

Hai nước cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là ở các địa phương giáp biên giới. Việt Nam thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân Campuchia khi sang khám bệnh và điều trị tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh như người Việt Nam.

Đặc biệt, hai nước luôn quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, cơ chế CLV, CLMV, ACMECS,… góp phần nâng cao uy tín, vị thế mỗi nước ở khu vực cũng như trên thế giới./.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
​  Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

​ Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3644/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 28/6/2025 của Chủ tịch UBND thành phố về thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn việc bàn giao tài liệu lưu trữ tại các đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(PNTĐ) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và căn cứ các quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 961/QĐ-TTPVHCC về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Theo đó, 100 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này.