Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính (POC) của Liên minh Bưu chính Thế giới nhiệm kỳ 2022-2025

Chia sẻ

Ngày 26/8/2021, tại cuộc bầu cử diễn ra trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 27 của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính của UPU nhiệm kỳ 2022-2025. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào vị trí này.

Đại hội lần thứ 27 của UPU được tổ chức từ ngày 09 - 27/8/2021 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại thành phố Abidjan, Bờ Biển Ngà. Tại Đại hội, các nước bầu tổng số 40 thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính. Đây là cuộc bầu cử có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, khu vực địa lý trong đó có Việt Nam là khu vực Nam Á và Châu Đại dương, luôn là khu vực cạnh tranh gay gắt nhất trong các cuộc bầu cử tại UPU. Năm nay, có tới 20 nước đăng ký ứng cử cho 11 vị trí dành cho khu vực.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, đại diện Việt Nam bỏ phiếu bầu cử tại Đại hội.Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, đại diện Việt Nam bỏ phiếu bầu cử tại Đại hội.

Thành công của Việt Nam là bước triển khai cụ thể chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, nâng tầm và đẩy mạnh đối ngoại đa phương. Việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Khai thác Bưu chính của UPU một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam sẵn sàng tham gia và đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác đa phương về các vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Việc các nước tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng Khai thác Bưu chính UPU còn khẳng định vai trò và vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế của Việt Nam.

 Thành công này cũng thể hiện nỗ lực to lớn của ngành Bưu chính Việt Nam. Bưu chính Việt Nam đã đóng góp tích cực vào các hoạt động của UPU từ nhiều năm qua, tạo được uy tín và sự tin cậy cao đối với các nước thành viên. Đảm nhiệm vai trò thành viên của Hội đồng Khai thác Bưu chính UPU là dịp để Việt Nam đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của Hội đồng, đó là hỗ trợ Bưu chính các nước hiện đại hóa và nâng cấp các dịch vụ và sản phẩm bưu chính. Đây còn là cơ hội tốt để Bưu chính Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác song phương với các nước thành viên UPU, qua đó thúc đẩy các dự án hợp tác để cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng mạng lưới và dịch vụ bưu chính trong nước.

Để đi đến thành công đáng tự hào này còn phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao trong công tác vận động các nước ủng hộ suốt gần hai năm qua. Trên cơ sở kinh nghiệm từ các chiến dịch vận động lớn đã triển khai trước đây, công tác vận động vào Hội đồng Khai thác Bưu chính được triển khai bài bản, toàn diện với sự tham gia tích cực của các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, nhất là Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Việt Nam tại Geneva. Bên cạnh đó, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc để vận động trực tiếp tại Hội nghị của Đoàn Việt Nam cũng đóng góp rất tích cực vào kết quả bầu cử.   

Liên minh Bưu chính Thế giới được thành lập năm 1874, có trụ sở tại thành phố Bern, Thủ đô của Thụy Sĩ, hiện gồm 192 quốc gia thành viên. Mục tiêu của UPU là hỗ trợ bảo đảm một mạng lưới toàn cầu sản phẩm và dịch vụ bưu chính hiện đại nhất. Đại hội UPU là cơ quan cao nhất của UPU, được triệu tập 4 năm một lần, nội dung chính là định hình tương lai của lĩnh vực bưu chính, xem xét và thông qua chiến lược và kế hoạch bưu chính thế giới trong các năm tiếp theo. Hội đồng Khai thác Bưu chính là một trong bốn cơ quan của UPU, cùng với Đại hội, Hội đồng Điều hành và Văn phòng quốc tế. Hội đồng là cơ quan xem xét các khía cạnh thương mại, kinh tế và vận hành của bưu chính thế giới; đưa ra khuyến nghị về tiêu chuẩn của các tiến trình công nghệ và vận hành. Vai trò của Hội đồng càng quan trọng khi nhu cầu dịch vụ bưu chính gia tăng trong bối cảnh thương mại điện tử và chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới cũng như để ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19.

 HÀ ANH

 

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.