​ Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 26/9, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm.

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cùng đoàn đã đến thăm, tặng quà tri ân cựu chiến binh Nguyễn Văn Lân (phường Đông Ngạc) và cựu chiến binh Nguyễn Đình Bích (phường Xuân Tảo) - những nhân chứng của sự kiện lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm về trước.

Ông Nguyễn Văn Lân sinh năm 1929, nhập ngũ năm 1949 tại đơn vị D18 Mặt trận Quân sự Hà Nội, vào Đảng tháng 3/1950. Năm 1950, ông tham gia đánh địch ở Sân bay Bạch Mai, năm 1953 đánh địch ở Sân bay Gia Lâm. Tháng 7/1953, ông bị địch bắt tù đày, đến tháng 8/1954 được tha; ngay trong năm 1954 ông đã tham gia tiếp quản, giải phóng Thủ đô.

Với những cống hiến, đóng góp cho cách mạng, ông Nguyễn Văn Lân đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.

Ông Nguyễn Đình Bích, sinh năm 1936, tham gia Việt Minh năm 1947 và hoạt động cách mạng ở làng Bái Ân, huyện Từ Liêm (cũ). Tháng 6/1954, ông tham gia Ban Quân quản thành phố, đến ngày 7/10/1954 về tiếp quản Thủ đô. Về với đời thường, cựu chiến binh Nguyễn Đình Bích còn có nhiều năm tham gia công tác tại địa phương, là cán bộ cơ sở năng nổ, có nhiều đóng góp.

​  Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm - ảnh 1
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Đình Bích.
Ảnh: Viết Thành

Trân trọng trao tặng quà tri ân của thành phố đến các cựu chiến binh, những người con ưu tú của Thủ đô, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son sáng chói trong lịch sử nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội, đánh dấu thời khắc Hà Nội sạch bóng quân thù, mở ra trang sử mới cho Thủ đô và đất nước. Đóng góp vào thành quả cách mạng to lớn đó, có đóng góp của lớp lớp các thế hệ những người con ưu tú của Hà Nội, tiêu biểu như các cựu chiến binh Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Bích, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã chiến đấu, hy sinh và lập nên những chiến công vẻ vang, rất đáng tự hào.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài chúc các cựu chiến binh Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Bích cùng gia đình luôn luôn dồi dào sức khỏe, có nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, đồng thời bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các cựu chiến binh. Đồng chí khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn luôn ghi nhớ, biết ơn, chăm lo các gia đình chính sách, nối tiếp đạo lý, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc.

​  Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm - ảnh 2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trò chuyện với Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Hảo.
Ảnh: Viết Thành

Chiều cùng ngày, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, tặng quà tri ân Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Hảo (ở Khu tập thể Học viện Kỹ thuật Quân sự, phường Cổ Nhuế 1). Là con liệt sĩ và là cháu nội của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bà Trần Thị Hảo có con trai duy nhất là Trung tá Đỗ Anh hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế tại châu Phi. Trao tặng món quà tri ân, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài trân trọng cảm ơn bà Trần Thị Hảo và gia đình về những hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và nghĩa vụ quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.