“Chợ Tết Công đoàn” năm 2023: Mang Tết đủ đầy đến cho người lao động Thủ đô

VÂN NGA - ĐỖ PHÚ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 9/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023, với sự tham gia của 1.000 công nhân lao động đại diện cho trên 2,5 triệu đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động toàn Thành phố

 “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023: Mang Tết đủ đầy đến cho người lao động Thủ đô - ảnh 1

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo Thành phố và LĐLĐ Hà Nội cắt băng khai mạc "Chợ Tết Công đoàn 2023".

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh cho biết, trong năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã trích từ ngân sách Công đoàn trên 200 tỷ đồng để thăm hỏi, chăm lo, hỗ trợ cho trên 130.000 đoàn viên, người lao động khó khăn, hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 50 mái ấm Công đoàn. Đặc biệt dịp Tết nguyên đán Quý mão - 2023, nhằm chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Với phương châm không để đoàn viên, người lao động nào không có Tết, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực để chăm lo, hỗ trợ người lao động khó khăn, với tổng số tiển trên 48 tỷ đồng; từ đó tạo sự yên tâm, khích lệ, động viên đoàn viên, người lao động gắn bó với doanh nghiệp, gắn bó với tổ chức Công đoàn, làm việc với năng suất cao hợn, chất lượng cao hơn.

Đặc biệt, tại chương trình “Tết sum vầy” 2023 hôm nay, Thành ủy- HĐND - UBND Thành phố cũng đã quyết định hỗ trợ, tặng 10.000 suất quà cho 10.000 công nhân, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố, với tổng số tiền là 5 tỷ đồng; các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng dành thời gian, sự quan tâm đến thăm, tặng quà, động viên người lao động.

Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam, đối với phong trào công nhân viên chức người lao động và hoạt động Công đoàn Thủ đô.

Thành phố Hà Nội là một trong 22 địa phương trên cả nước được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức “Chợ Tết Công đoàn” nhằm cung cấp nhu yếu phẩm chất lượng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cho đoàn viên công đoàn. 

"Chợ Tết Công đoàn" diễn ra trong hai ngày (9 - 10/1) bao gồm 70 gian hàng đến từ 48 doanh nghiệp, đặc biệt, có 4 gian hàng "0 đồng" của LĐLĐ thành phố. Các gian hàng cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ dịp Tết cho đoàn viên, công nhân lao động với mức giảm giá bán của mỗi sản phẩm ít nhất là 10%.

Ban Tổ chức đã gửi tặng 5.500 voucher mua hàng trị giá từ 300.000 đến 500.000đồng và 5.500 phiếu nhận quà tặng 0 đồng đến tay 5.500 công nhân lao động trên địa bàn Hà Nội.

 “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023: Mang Tết đủ đầy đến cho người lao động Thủ đô - ảnh 2
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh trao quà Tết cho đoàn viên, người lao động

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh cho biết, với vai trò đại diện, luôn đồng hành với đoàn viên, người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức thành công nhiều hoạt động nhằm thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là đoàn viên, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Từ chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp công đoàn đã và đang tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: chương trình “Tết sum vầy”, “Ngày hội công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Tấm vé nghĩa tình”, “Chuyến xe nghĩa tình”… và tặng hàng ngàn phần quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đưa người lao động ở xa về quê đón Tết; tổ chức Tết cho người lao động ở lại, chăm lo cho người lao động mất việc làm, ốm đau, bị tai nạn lao động, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt.

Năm 2023, Tổng LĐLĐ sẽ tập trung mọi nguồn lực cùng chính quyền địa phương chung sức, chung lòng để chăm lo người lao động, đặc biệt là người lao động gặp khó khăn, bị giảm việc làm, mất việc làm.

 “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023: Mang Tết đủ đầy đến cho người lao động Thủ đô - ảnh 3
Các gian hàng tại "Chợ Tết Công đoàn năm 2023" rất sôi động

Nhằm chăm lo Tết cho người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo LĐLĐ 22 tỉnh, thành phố gắn việc tổ chức chương trình Tết sum vầy - Xuân gắn kết với chương trình Chợ Tết để có những phiếu giảm giá, phiếu 0 đồng dành cho người lao động.

Đặc biệt, các doanh nghiệp, các địa phương tổ chức Chợ Tết Công đoàn 2023 đã cam kết giảm giá bán so với giá thị trường từ 5 - 50%.

Mỗi một phiên chợ dự kiến tối thiểu khoảng 1.000 người tham gia, thậm chí có những phiên chợ đông khoảng 30.000 lượt người lao động tham gia mua hàng. Chương trình nhằm đa dạng các hình thức chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Quý Mão 2023.

 “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023: Mang Tết đủ đầy đến cho người lao động Thủ đô - ảnh 4
Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao quà cho đoàn viên, người lao động

Tại buổi khai mạc, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội trao tặng 20 suất quà, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 1 túi quà trị giá 350.000 đồng, cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; tặng 80 suất quà cho 80 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà gồm chảo chống dính, sữa, mứt, bánh kẹo.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.