Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối 7/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô và Tổng công ty Điện lực Hà Nội tập trung xử lý thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.

Trước đó, ngay khi có các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, thành phố, các cấp, ngành đã chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó với bão số 3 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một số nhiệm vụ, phương án cụ thể tiếp tục được triển khai gồm: Chỉ đạo vận hành trạm bơm tiêu thoát nước đệm, triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước hồ chứa thủy lợi; rà soát dừng thi công các công trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi theo quy định, rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất, cũng như bảo đảm an toàn cho học sinh những ngày đầu năm học mới.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão - ảnh 1
Ngày 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), Hà Nội mưa to kèm gió mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân.

Trước đó, Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, phải huy động tối đa, bảo đảm có điện cao nhất và khắc phục sự cố nhanh nhất, duy trì cung ứng điện khi có mưa, lũ xảy ra; đặc biệt bảo đảm điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ.

Các địa phương, đơn vị theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; bảo đảm dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Đồng thời, chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng, chống bão lụt

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng, chống bão lụt

(PNTĐ) - Sáng 16/9, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống bão lụt tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức; thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Những phần quà được trao tặng vào đúng dịp Tết Trung thu góp phần động viên, khích lệ tinh thần, đồng thời mang đến những tình cảm yêu thương cho thiếu nhi.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng người dân Thủ đô tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng người dân Thủ đô tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(PNTĐ) - Sáng 14/9 Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tổ chức Lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3. Lễ phát động diễn ra trong bối cảnh những ngày vừa qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại về cơ sở hạ tầng, cây cối, môi trường, gây ra ngập úng tại một số địa phương, ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Trước ngày 20/9 sẽ thu dọn hết cây xanh gãy, đổ để chuyển sang giai đoạn “cứu” các cây

Trước ngày 20/9 sẽ thu dọn hết cây xanh gãy, đổ để chuyển sang giai đoạn “cứu” các cây

(PNTĐ) - Tổng thiệt hại về cây xanh trên địa bàn thành phố đến nay là hơn 40 nghìn cây, trong đó có cả cây đô thị và các loại cây quý hiếm; khoảng 11.600 cây gãy, đổ. Số liệu này có thể thay đổi trong thời gian tới, bởi hiện vẫn còn 8 quận, huyện chưa có báo cáo cuối cùng gửi về Sở Xây dựng.