Chung tay xóa bạo lực học đường

Chia sẻ

PNTĐ-Bạo lực học đường (BLHĐ) không còn là hiện tượng cá biệt, mà đã trở thành vấn nạn. Theo báo cáo của 38 sở GD-ĐT, từ năm 2003 đến nay có hơn 8.000 vụ học sinh đánh nhau.

 
Chung tay xóa bạo lực học đường - ảnh 1
Hãy tạo cơ hội để các học sinh hiểu nhau, tôn trọng nhau để xóa bỏ BLHĐ

 
Qua những vụ BLHĐ vừa qua, tôi thấy rằng: 
 
Ở gia đình, các em chưa được cha mẹ dạy kỹ năng sống. Ở trường, nhiều thầy cô giáo mới quan tâm đến việc dạy kiến thức cho học trò nhiều hơn dạy các em điều hay, lẽ phải. Khi vui chơi, bạn bè nhỡ dẫm phải chân nhau là thường, chỉ cần xin lỗi nhau là được. Bạn bè giận nhau đến đâu, cũng phải biết kiềm chế, tìm cách tháo gỡ, không làm tổn thương nhau. 
 
Cha mẹ và nhà trường cũng chưa dạy con hiểu đầy đủ hai chữ “con người”. Vì thế, khi có mâu thuẫn với bạn, dù là nhỏ, nhiều em tự xé ra to, hành xử với nhau nặng về phần “con” hơn phần “người”. Khi hành vi xấu của mình bị phát giác và cộng đồng lên án, nhiều em vẫn bình thản, coi chuyện đánh nhau là thường, thậm chí “đánh thế còn nhẹ, nhiều trận còn nặng hơn”. Nếu nhà trường, gia đình đưa vào đời những con người như vậy thì nguy hiểm quá. 
 
Tôi cho rằng, đã đến lúc, ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục phải thay đổi phương pháp giáo dục cho phù hợp. Hiện nay, có một hiện tượng phổ biến, nhiều thầy cô giáo chủ nhiệm suốt nhiều năm nhưng chưa một lần đặt chân đến nhà thăm học sinh của mình. Nhiều thầy giáo bộ môn dạy cả năm không thuộc tên học sinh lớp mình dạy. Thầy không sát trò, làm sao hiểu đươc trò.
 
Vụ việc đánh “hội đồng” dã man ở trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên, nếu như có trách nhiệm với học trò, gia đình, cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm ra biện pháp ngăn ngừa kịp thời chứ không phải chờ đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên mất công về tận trường giải quyết .
 
Tôi cũng cho rằng, khi BLHĐ xảy ra như sự việc nghiêm trọng ở trường THCS Phủ Ủng, không chỉ các em học sinh phải chịu trách nhiệm mà Hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục địa phương cũng nên nhìn nhận trách nhiệm của mình. Ở một số quốc gia, các nhà quản lý đã dũng cảm từ chức như một sự hối lỗi trước cộng đồng. 
 
Ngoài ra, chúng ta cần tạo ra những sân chơi ngoại khóa hấp dẫn, lành mạnh, nhằm kéo học sinh tham gia các hoạt động tập thể, tránh xa tệ nạn xã hội. Gia đình, nhà trường cần phối hợp nhuần nhuyễn hơn trong quản lý, giáo dục con em. Tôi ủng hộ quan điểm trong mục Góc nhìn “Yêu thương sẽ đẩy lùi bạo lực” trên số 14 rằng, cần giáo dục các em tình yêu thương, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Bởi, chỉ có yêu thương mới có thể góp phần hạn chế nạn BLHĐ.   
 
 
Lê Sỹ Tứ

Tin cùng chuyên mục

Ký ức Điện Biên năm xưa

Ký ức Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - 70 năm đã trôi qua song mỗi khi nhắc đến những trận đánh sân bay Mường Thanh, bảo vệ vùng trời Điện Biên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của lực lượng pháo binh, súng máy phòng không, ánh mắt Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Văn Chứa (hiện đang sống tại thôn C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) lại sáng ngời.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.