Dấu ấn một năm sáng tạo, phát triển của Thủ đô

THU HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2023, Hà Nội tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết, chủ động, bản lĩnh và sáng tạo, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2023 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, đạt kết quả khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.

Dấu ấn một năm sáng tạo, phát triển của Thủ đô - ảnh 1
  Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Viết Thành.

Các khâu đột phá được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng công tác cán bộ luôn được xác định là then chốt của then chốt.

 Năm 2023, với quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc, ngày 7/8/2023, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 171-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU và tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Thành phố…

 Thành ủy ban hành Đề án tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo; kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ các ban, ngành, sở Thành phố và các quận, huyện, thị xã, cấp ủy trực thuộc Thành ủy giai đoạn 2024 - 2025.

Thực hiện có hiệu quả sắp xếp lại công tác tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế; tổ chức triển khai rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình công tác, quy chế làm việc và phương án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại 11 đơn vị.

Quyết liệt triển khai đổi mới phương thức quản lý, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động sự nghiệp; đồng thời tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2024, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức đoàn thể thành phố cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, với quyết tâm cao nhất, tập trung triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, tạo đà cho năm 2025 và bảo đảm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ- Chủ tịch UBND Thành phố đồng chí Trần Sỹ Thanh cho biết.

Công tác tư tưởng, tuyên giáo tiếp tục được đổi mới và tăng cường. Công tác tổ chức xây dựng Đảng được triển khai quyết liệt, cách làm bài bản, khoa học, có nhiều đổi mới. Công tác kiểm tra, giám sát được tập trung lãnh đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đạt được những kết quả rất tích cực. Công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thường xuyên quan tâm lãnh đạo.

Công tác dân vận được chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, qua đó góp phần xây dựng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Dấu ấn một năm sáng tạo, phát triển của Thủ đô - ảnh 2
  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội...  Ảnh: Thanh Hải

Kinh tế - xã hội năm 2023 của Thành phố cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá. Ước cả năm 2023, GRDP của Thành phố tăng 6,27%, thấp hơn kịch bản đề ra nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng trên 5%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 151,1 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách trên địa bàn đạt 410 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022; chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, tiết kiệm chi thường xuyên; tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 504,89 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0%; vốn FDI đạt 2.874 triệu USD, tăng 62%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%; lượng khách du lịch đến Thủ đô Hà Nội dự kiến đạt 24 triệu lượt khách (20 triệu lượt khách nội địa; 4 triệu lượt khách quốc tế), vượt mục tiêu đề ra (22 triệu lượt khách); lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 4,5% - đạt mục tiêu đề ra (CPI bình quân 11 tháng tăng 1,8%)…

Thành phố tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị quyết về chuyển đổi số và xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch đầu tư về 3 mục tiêu - cải tạo, nâng cấp trường học, y tế và tu bổ di tích lịch sử giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo (dự kiến hết năm 2023 hoàn thành 1.005 công trình của 3 lĩnh vực này, gồm 382 công trình cấp Thành phố, 623 công trình cấp huyện)....

Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án phân cấp, ủy quyền (đã phân cấp/ủy quyền 708/1.895 thủ tục hành chính, đạt 37,3%); triển khai các biện pháp xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai...

 Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc như dự án xử lý nước thải, chất thải, xử lý môi trường, dự án nước sạch, chống úng ngập, đường sắt đô thị... các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thành phố.

An sinh xã hội được đảm bảo, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung ổn định. Công tác phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm đầu tư và chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường tiếp tục được tập trung thực hiện.

Công tác quốc phòng tiếp tục được chỉ đạo thực hiện tốt. Triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp đấu tranh, phòng, chống tội phạm trên các lĩnh vực, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Khoa học và công nghệ được quan tâm, đẩy mạnh. Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) 2022 tăng 7 bậc, Chỉ số SIPAS tiếp tục giữ nguyên thứ hạng.

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội: Liên vùng kinh tế trọng điểm
Trong năm 2023, Thành phố triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô trong tương lai như: Phối hợp Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6; dự kiến Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật quy hoạch; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của Thành phố; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô...

Dấu ấn một năm sáng tạo, phát triển của Thủ đô - ảnh 3
  Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân đầu người đạt 160,8 - 162 triệu đồng. 
Ảnh minh họa

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được chuẩn bị đầu tư năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào sử dụng năm 2027. Mục tiêu đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trở thành vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã, đang đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của Thủ đô Hà Nội.

Ngoài ra, dự án hình thành còn khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Xác định tầm quan trọng của Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án. Khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương.

Thành phố chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ trì làm việc với các địa phương để thành lập ngay Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng ban, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Bắc Ninh và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, 3 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo riêng để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn. UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh ban hành kế hoạch tổng thể tổ chức thực hiện dự án, khớp nối các nhiệm vụ và tiến độ từng hạng mục công việc, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ trong quá trình triển khai, làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.

Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân các địa phương, sau 1 năm 9 ngày, dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra (trước ngày 30/6/2023). Đặc biệt, thời điểm khởi công công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84% (cao hơn mức kế hoạch đề ra là 70%).

 Từ kinh nghiệm thực tế triển khai các dự án trên địa bàn, thành phố Hà Nội xác định công tác giải phóng mặt bằng là khâu “trọng điểm của trọng điểm”. Ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ xây dựng dự án, Thành phố đã đề xuất thực hiện tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Từ đó công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật chuyên ngành của công trình, đồng thời thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi chỉ giới đường đỏ được phê duyệt…

Năm 2024, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất
Năm 2024 là năm tập trung thực hiện, cơ bản hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Đảng bộ Thành phố thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng.

 Ở trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức; sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; dịch bệnh, thiên tai, có thể diễn biến bất thường, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở tiếp tục phát huy các kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ theo chương trình công tác dân vận đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của từng địa phương, đơn vị và toàn Thành phố năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2023, UBND thành phố tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đặc biệt tập trung triển khai hiệu quả, thực chất hơn nữa chủ đề công tác năm 2023 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2024 gắn với Chỉ thị của Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”.

Thành phố cũng triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình công tác, quy chế làm việc và phương án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị. Tiếp tục thực hiện cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa dữ liệu, nhất là cơ sở dữ liệu về đất đai. Triển khai đồng bộ các giải pháp về cải thiện, nâng cao các chỉ số cải cách hành chính.

Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ có tính chiến lược, định hướng phát triển lâu dài như hoàn thành dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và các kế hoạch triển khai trong năm 2024.

Chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Cùng với đó, Thành phố đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm; Dự án đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; tập trung hoàn thành một số dự án chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.