Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Chia sẻ

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này và khẳng định quyết tâm chống dịch COVID-19 của toàn dân trước những diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước.

Phoó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyềnPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền

Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chưa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Theo Giadinh.net

Theo http://giadinh.net.vn/y-te/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-den-1-4-viet-nam-chac-chan-khong-co-toi-1000-ca-nhiem-covid-19-20200326230437545.htm

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, gần 32.000 hội viên, phụ nữ Thủ đô với những trang phục như áo dài, áo dân tộc, áo cờ đỏ sao vàng...  đã đồng loạt thực hiện ấn tượng màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn, trên nền nhạc 3 ca khúc: Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên và Inh lả ơi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.